Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Tháp điện gió Việt Nam xuất qua Mỹ bị vạ lây vì dính đến Trung Quốc!

Nguồn: RFI(Có thể không xem được từ Việt Nam)

Trọng Nghĩa

Thứ năm 19/01/2012, sau khi xem xét khiếu nại của các nhà sản xuất Mỹ, bộ Thương mạiHoa Kỳ đã loan báo quyết định mở điều tra về các loại tháp điện gió nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam, bị tố cáo là đã bán phá giá vào Mỹ. Theo một số nhà quan sát, cuộc điều tra chủ yếu nhắm vào Trung Quốc, nhưng doanh nghiêp Việt Nam bị họa lây vì bị nghi ngờ làm bình phong cho Trung Quốc tuồn hàng vào thị trường Hoa Kỳ.

Vụ việc khởi sự từ cuối năm ngoái, 2011, khi 4 công ty lớn của Mỹ chuyên chế tạo các tháp điện gió (Trinity Structural Towers, DMI Industries, Katana Summit and Broadwind Energy), vào ngày 29/12, đã nộp đơn khiếu nại lên chính quyền, đòi phải áp thuế chống bán phá giá lên các sản phẩm nhập từ Trung Quốc và Việt Nam, mà khối lượng đã tăng lên gấp đôi trong năm 2011, tranh giành thị phần của các công ty Mỹ. Họ cáo buộc các công ty Trung Quốc và Việt Nam là nhờ được Nhà nước trợ cấp nên đã bán hàng hóa vào Mỹ với giá rẻ.

Một ví dụ được lãnh đạo công ty Trinity Structural Towers, một trong bốn hãng nộp đơn kiện, nêu bật là vụ công trình xây dựng khu sản xuất điện gió Shepherds Flat Wind Farm, đang xây dựng ở miền đông tiểu bang Oregon. Khi hoàn thành vào năm 2012, Shepherds Flat được coi là khu sản xuất điện gió trên đất liền lớn nhất thế giới.

Điều oái ăm là thay vì đặt mua thiết bị chế tạo tại Hoa Kỳ, những người chịu trách nhiệm công trình lại nhập hàng từ Trung Quốc, giá rẻ hơn !

Trong vụ kiện bán phá giá bắt đầu khai diễn, việc các công ty Trung Quốc bị Mỹ tấn công không khiến ai ngạc nhiên, nhưng sự có mặt của doanh nghiệp Việt Nam trong số bị điều tra khá bất ngờ, vì cho đến nay, Việt Nam được biết đến nhiều hơn trong tính cách là nước nhập hơn là nước xuất thiết bị điện gió.

Để tìm hiểu rõ hơn về vụ kiện bán phá giá khá lạ thường này, RFI đã đặt câu hỏi cho kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, một người thường xuyên theo dõi các vấn đề thương mại Mỹ - Việt.

RFI: Xin kính chào anh Nghĩa và xin được hỏi anh về hồ sơ kiện tụng xuất phát từ bộ Thương Mại Hoa Kỳ liên quan đến các cột điện gió xuất khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam vào thị trường Mỹ. Bối cảnh của vấn đề này là gì ?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Quen tính nghịch ngợm, tôi xin được gọi đây là một chuyện... phải gió và sẽ cố trình bày ngắn gọn về bối cảnh để giải thích tại sao.

- Công cuộc kỹ nghệ hóa của nhân loại cần năng lượng và vài chục năm một lần, người ta lại lên cơn lo rằng các nguồn năng lượng cho yêu cầu đó vốn dĩ bị hạn chế sẽ cạn dần so với dân số và đà phát triển của thế giới. Vì vậy, lâu lâu thiên hạ hốt hoảng nói đến việc tìm nguồn năng lượng có khả năng tái tạo, thay vì bị tiêu hủy sau khi sử dụng như than đá hay dầu khí. Song song, người ta cũng lo khí thải của công nghiệp sẽ ô nhiễm môi sinh và gây ra hiện tượng nhiệt hoá địa cầu hoặc hiệu ứng "lồng kính".

- Loại năng lượng có khả năng tái tạo và không gây ô nhiễm vì vậy trở thành chuyện ăn khách và ra tiền. Trong loại này có năng lượng hay điện năng từ nước, gọi là thủy điện, từ gió thì gọi là phong năng, hay từ ánh mặt trời là quang năng. Các nguồn năng lượng tái tạo ấy được rất nhiều quốc gia chiếu cố và phát triển, trong thế cạnh tranh tất nhiên gay gắt. Đã vậy, kinh tế thế giới đang ở vào chu kỳ đình trệ khiến xứ nào cũng cố xuất khẩu tối đa và nhập khẩu tối thiểu để thoát khỏi khó khăn ở bên trong. Vì thế, quan hệ giữa các nước bị chi phối nặng bởi chuyện buôn bán giao dịch với nhau.

- Năm nay, Hoa Kỳ có tổng tuyển cử nên chính quyền phải chứng tỏ là mình bảo vệ quyền lợi người dân, cụ thể là tạo ra công ăn việc làm. Khi doanh nghiệp Mỹ mà mất mối và than phiền thì chính quyền phải mở cuộc điều tra xem là doanh nghiệp có bị cạnh tranh bất chính hay không. Trong bài diễn văn về Tình hình Liên bang Hoa Kỳ, vào tối Thứ Ba 24 vừa rồi, là bài diễn văn quan trọng nhất trong năm, tổng thống Barack Obama trực tiếp nói đến việc phải ngăn ngừa nạn cạnh tranh bất chính đó. Đấy là về bối cảnh chung.

RFI: Từ đó, ta bước vào các lò phát điện bằng sức gió do Trung Quốc và Việt Nam bán cho Mỹ. Họ bán có nhiều không và gây sức ép về cạnh tranh như thế nào mà bộ Thương Mại Mỹ phải điều tra?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thật ra, từ nhiều năm nay, Hoa Kỳ nhập khẩu ngày càng ít hơn loại sản phẩm này, vốn là các tháp rất cao dựng lên để đón gió và dùng sức gió làm xoay turbine để biến thành điện. Qua vụ kiện cáo, ta biết là năm 2010, Mỹ mua tháp gió của Trung Quốc trị giá hơn 103 triệu đô la và của Việt Nam gần 52 triệu, nghĩa là cũng không nhiều gì.

- Thế rồi, tháng 12 vừa qua, một hiệp hội gồm bốn doanh nghiệp Mỹ bị mất thầu cung cấp tháp gió tại Mỹ đã khiếu nại với bộ Thương Mại và với một cơ quan độc lập của Hoa Kỳ là Hội đồng Mậu dịch Quốc tế ITC, rằng doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam được trợ giá nên bán tháp với giá quá thấp, tức là cạnh tranh bất chính. Vì vậy, hôm 18 tháng Giêng, bộ Thương Mại công bố quyết định điều tra hai chuyện. Thứ nhất là doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam có bán phá giá không và thứ hai có nên đặt ra chế độ áp giá để trả đũa doanh nghiệp Trung Quốc không.

- Đáng chú ý trong vụ này là hiệp hội đó đòi nâng giá nhập khẩu sản phẩm của Trung Quốc thêm 64% và của Việt Nam thêm 59% cho công bằng. Quan điểm của bộ Thương Mại Mỹ lại gắt gao hơn vì cho rằng sản phẩm Trung Quốc bán vào Mỹ với giá thấp hơn sản phẩm Mỹ tới 213,5%, là rẻ bằng một phần ba, và doanh nghiệp Việt Nam thì rẻ hơn 140%, là rẻ hơn nửa giá của Mỹ.

- Song song, Hội đồng Mậu dịch Quốc tế ITC của Mỹ cũng mở cuộc điều tra và sẽ cho biết quan điểm vào trung tuần tháng Hai này. Khi họ điều tra như vậy là mọi doanh nghiệp liên hệ của Mỹ có quyền trình bày sự thể theo hướng này hay hướng khác để ảnh hưởng tới quyết định.

RFI: Khi anh trình bày là các doanh nghiệp liên hệ của Mỹ có thể tác động "theo hướng này hay hướng khác" thì điều ấy có nghĩa là gì?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Hãy tưởng tượng là ta có công ty sản xuất tháp gió và doanh nghiệp cung cấp điện năng, có khi là điện từ tháp gió nhập khẩu. Nhà sản xuất máy thì bị cạnh tranh với máy nhập và nhà sản xuất điện chẳng hạn lại muốn mua máy rẻ, dù là máy ở nước ngoài và không muốn có biện pháp áp giá để trả đũa.

- Hai loại doanh nghiệp ấy cùng tác động theo hướng đối nghịch với dàn luật sư và chuyên viên kinh tế hay mậu dịch của họ để so sánh giá cả của Mỹ, của Trung Quốc, Việt Nam, hay các xứ khác như Ấn Độ chẳng hạn, nhằm phân giải xem là có nạn trợ giá, cạnh tranh bất chính và có gây thiệt hại cho doanh nghiệp Mỹ hay chăng. Thành thử, trong trận đánh này không chỉ có doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam đối đầu với doanh nghiệp Mỹ trước sự tài phán của các cơ quan công quyền mà còn có nhiều tác nhân cùng can thiệp vì quyền lợi của họ.

RFI: Thính giả của chúng ta có thể không mấy ngạc nhiên khi là một trận đánh về mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhưng vì sao Việt Nam cũng có mặt trong trận này?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Vì vậy tôi mới gọi đó là "chuyện phải gió"!

- Việt Nam không là đại gia về công nghiệp phong năng hay điện gió mà cũng chả có sản lượng đáng kể - và trong 10 nhà sản xuất lớn nhất thế giới thì có bốn doanh nghiệp Trung Quốc. Theo như tôi biết thì Việt Nam chỉ có hai nhà sản xuất. Một ở Bà Rịa – Vũng Tầu thì kết hợp với doanh nghiệp Nam Hàn. Doanh nghiệp kia ở huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương với số vốn kinh doanh chỉ có 50 triệu đô la thì do thông tin từ phía Trung Quốc mà mình được biết là mua thiết bị của Trung Quốc. Đấy chính là doanh nghiệp bị phía Mỹ khiếu nại là bán phá giá!

- Tôi e là Việt Nam bị vạ lây vì mua đồ rẻ của Trung Quốc rối dán nhãn Việt Nam mà bán qua Mỹ và khi phía Hoa Kỳ muốn xử trí với Trung Quốc vì những lý do bên trong nước Mỹ thì Việt Nam ở giữa bị trúng gió... Chuyện này thật ra không lạ vì Hoa Kỳ và cả Âu châu biết rằng Việt Nam cũng là hành lang tuồn hàng Trung Quốc vào các thị trường Âu-Mỹ.

- Nhìn từ Hoa Kỳ thì tôi thiển nghĩ rằng nước Mỹ có thiện cảm và thật ra muốn nâng đỡ kinh tế Việt Nam, trong khi vẫn phải canh chừng Trung Quốc về nhiều mặt. Nhưng khi doanh nghiệp và cả nhà nước Việt Nam lại muốn giúp Trung Quốc lọt cửa ải của Mỹ để chinh phục thị trường Hoa Kỳ thì ở đây người ta phải xét lại. Ta có gọi đó là chuyện mắc dịch chắc là không sai !

RFI: Trở lại phần bối cảnh như anh trình bày, thì trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn mà lại vào một năm tranh cử tại Hoa Kỳ, mâu thuẫn về mậu dịch tất nhiên sẽ chỉ tăng chứ không giảm nên vụ điều tra và kiện cáo này chắc là sẽ tiếp tục trong những ngày tháng tới ?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Ngay sau khi nhậm chức, tổng thống Barack Obama đã lập kế hoạch gia tăng xuất khẩu gấp đôi trong vòng năm năm để tạo thêm hai triệu việc làm cho dân Mỹ. Đấy là một quốc sách đầy tham vọng và cho thấy nước Mỹ không dễ dàng mở cửa đón nhận hàng hóa của thiên hạ như trong sáu bảy chục năm liền, nhất là khi đã bị bội chi và mắc nợ tới mức kỷ lục.

- Trong bài diễn văn về Tình hình Liên bang vào tuần trước, ông Obama còn đếm từng trận tranh chấp với Trung Quốc như một thành tích biểu kiến của mình. Ở giữa hai chuyện này là kế hoạch của ông nhằm phát huy công nghệ sạch và nâng đỡ các doanh nghiệp Mỹ sản xuất quang năng hay phong năng đều bề tắc. Mà một doanh nghiệp được chính quyền trợ giúp rất nhiều là Solyndra tại California lại phá sản vì không cạnh tranh nổi với các loại pin mặt trời quá rẻ của Trung Quốc. Vì vậy tôi nghĩ rằng tranh chấp về ngoại thương sẽ còn gia tăng.

- Sau cùng, riêng với Việt Nam, ta không quên là cùng với chuyện tháp gió, ngày 18 vừa qua bộ Thương Mại Mỹ cũng mở cuộc điều tra về việc doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam bán mắc áo bằng sắt vào Mỹ với giá quá rẻ và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Mỹ. Tức là sau mắc áo Trung Quốc đến lượt mắc áo Đài Loan và Việt Nam cũng đang bị Mỹ chiếu cố!

- Năm 2010, Việt Nam bán có 29 triệu đô la mắc áo bằng sắt vào Mỹ và so với số xuất siêu đã đạt với Hoa Kỳ là cả chục tỷ đô la một năm thì không nhiều nhặn gì. Nhưng vì người khôn của khó nên ba doanh nghiệp Mỹ bị thiệt hại đã đầu đơn khiếu nại và Bộ Thương Mại mới phải điều tra xem có nên áp dụng biện pháp trả đũa bằng hàng rào quan thuế hay chăng. Hội đồng Mậu dịch Quốc tế Mỹ cũng đang nghiên cứu vụ này và sẽ có phán quyết vào ngày 13 tháng tới.

RFI: Thưa anh, sau chuyện cá da trơn có phải là "catfish" hay không để vượt qua cửa ải của kỹ nghệ nuôi cá của Mỹ ở bốn tiểu bang miền Nam thì nay lại có chuyện tháp gió và mắc áo. Anh có thấy rằng buôn bán với Hoa Kỳ là chuyện khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam không?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi cho là việc gì và ở đâu mà chẳng có những khó khăn riêng.

- Nhưng từ khi Việt Nam bang giao và mở rộng buôn bán với Hoa Kỳ thì xuất khẩu tăng 300 lần, từ 50 triệu đô la vào năm 1994 tăng vọt lên gần 15 tỷ vào năm 2010, mà nhập khẩu chỉ tăng 20 lần, nên được xuất siêu 11 tỷ trong khi lại bị nhập siêu một ngạch số tương tự với Trung Quốc.

- Chi tiết ấy cho thấy mối lợi của Việt Nam nằm tại Mỹ. Mà thật ra cả chính quyền lẫn nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đều muốn cải thiện và gia tăng quan hệ mậu dịch với Việt Nam. Nếu biết được luật chơi của Mỹ, trong đó có cả một rừng luật lệ, thì Việt Nam vẫn có lợi, miễn là đừng dại dột moi tiền của Mỹ cho doanh nghiệp Trung Quốc thì sẽ rơi vào cảnh "thằng còng làm cho thằng ngay ăn" mà lãnh cái nạn "quít làm cam chịu".

- Câu kết luận ở đây là Việt Nam đừng chơi dại, chưa nói gì đến việc giới dân cử Hoa Kỳ vứa mới phàn nàn với Đặc sứ Thương mại Hoa Kỳ là Việt Nam càng đạt thắng lợi về mậu dịch lại càng thoái trào về nhân quyền. Giới dân cử này mà tác động vào hồ sơ mậu dịch đang thương thảo là người dân Việt Nam lại thêm một tầng khó khăn khác - và họ phải biết là từ đâu mà ra.

RFI: Xin cảm ơn chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ.

Một sự bắt tay giữa đỏ và đen, chuyện thường xảy ra trên xứ sở KiLaWaXa là thế :(( >>> http://phapluattp.vn/20120130100832951p0c1085/vu-cuong-che-tai-hai-phong-nhieu-tay-giang-ho-co-mat-tai-khu-dam.htm

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

Ngắm nữ cảnh sát xinh đẹp ở các nước


Khoác lên người trang phục của cảnh sát, những cô gái này vốn đã xinh đẹp lại càng trở nên hấp dẫn, bất kể họ đang nghỉ ngơi hay đang làm nhiệm vụ.

Dưới đây là hình ảnh ấn tượng của các nữ cảnh sát trên thế giới:

1. Chile

2. Anh

3. Indonesia

4. Ấn Độ

5. Italia

6. Israel

7. New Zealand

8. Ukraine

9. Thổ Nhĩ Kỳ

10. Mexico

11. Serbia

12. Thụy Điển

Theo Thanh Hảo (VNN / THX)

“Xông đất” nhà chị Lành vé số "chê" tiền tỉ


"Tết này, tôi mua 2,5 tấn gạo phát không cho người nghèo trong xóm. Còn về phần mình, tôi sẽ về Bến Lức tiếp tục... bán vé số”, chị Lành tâm sự như vậy vào ngày đầu năm mới.

Cơ may trúng vé số giải đặc biệt và được người mua 10 tờ vé số của mình trúng giải cho thêm một tờ, chị Phạm Thị Lành (29 tuổi) đã về quê xây cho gia đình một ngôi nhà khang trang. Đầu năm phóng viên đã xông đất nhà mới của chị Lành, người bán vé số đã làm ấm lòng mọi người về câu chuyện biết giữ chữ “tín” và không tham lam của chị.

Niềm vui trên gương mặt mẹ con chị Lành

Có lúc túng quẫn quá, chị đã định... tự tử

Vượt hàng trăm cây số và qua nhiều chuyến đò ngang chúng tôi tìm về quê “xông đất” ngôi nhà mới của chị Phạm Thị Lành (ấp Long Hữu, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp). Ngôi nhà xây được từ tiền trúng vé số này khá rộng, diện tích khoảng 80 m2 gồm một phòng khách, 2 phòng ngủ, 1 gian bếp được lót gạch men rất sang trọng. Tổng số tiền mua đất và cất nhà gần 500 triệu đồng. 

Chị Lành xúc động kể: “Mấy chục năm nay, gia đình chúng tôi toàn đi ở trọ, mong muốn có một căn nhà che mưa, che nắng chỉ là mong muốn xa vời. Nhưng giờ điều ấy đã thành hiện thực”. 

Có được ngôi nhà ấm cúng như ngày hôm nay, cả gia đình chị Lành sẽ hẳn không bao giờ quên những ngày tháng khốn khó. Nơi chị sinh ra và lớn lên là một vùng quê nghèo, phần lớn những người dân nghèo nơi đây đều phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình để tha hương cầu thực nơi xứ người.

Gia đình có 7 anh chị em, cũng như bao nhiêu gia đình khác, ở tuổi 17, cô con gái thứ 6 đã phải chịu cảnh xa quê để lên Sài Gòn làm thuê kiếm sống. Những năm sau đó, cả gia đình chị có đến gần chục người cũng dắt díu nhau về thị trấn Bến Lức (tỉnh Long An) để mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo. Một thời gian sau, gia đình chị lại lâm vào cảnh khốn cùng vì người anh thứ ba qua đời và người anh thứ tư bị tâm thần. Sau  sự cố này, bà Phạm Thị Thèm, mẹ chị phải dắt 7 đứa cháu về quê sinh sống.

Chị Lành vẫn ở lại Bến Lức tiếp tục với nghề bán vé số dạo để gửi tiền về giúp mẹ nuôi đàn cháu. Chính vì lí do này mà vốn liếng của chị Lành cứ ngày một thâm dần và nợ cứ chồng thêm nợ. Chị nghẹn ngào: “Một ngày bán 200-300 tờ vé số nhưng bán thiếu hơn phân nửa, có người đòi hoài họ không trả nên tôi ngày càng lâm vào cảnh nợ nần”. 

Trong khi đó, bà Thèm ở quê nhà cũng phải vắt cạn sức để đi kiếm từng cọng lá gòn đem về phơi cân kí bán đổi gạo nuôi cháu. Riêng ông Phạm Văn Chưa (cha chị Lành), không đủ sức đi làm thuê nên cũng lên Bến Lức theo con gái bán vé số. Cái nghèo vẫn đeo bám dai dẳng gia đình này qua năm tháng.

Bà Thèm thở dài: “Tôi cùng 7 đứa cháu ở nhờ nhà người con thứ 5 đã hơn một năm nay. Tối nhìn tụi nhỏ nằm chen nhau ngủ chật chội, tôi xót lắm. Nhưng giờ có nhà mới rộng, thoáng, tụi nhỏ có thể chạy nhảy, vui đùa thỏa thích”.

Nghèo cho sạch, rách cho thơm

Nhờ tính tình thật thà, chị Lành nhận được sự đồng cảm và sẻ chia của những người cùng cảnh ngộ. Trong đó, anh Đỗ Ngọc Tuấn, một người chạy xe ba gác ở Bến Lức, đã hết lòng giúp đỡ, nhất là những lúc chị bán vé số ế ẩm.

“Không phải chuyện mới đây, suốt hơn 6 năm kể từ ngày gia đình của cô Lành chuyển về đây sinh sống, lúc nào có vé số ế là cô ấy gọi điện nhờ tôi mua giúp. Có tiền thì trả liền, không có thì cứ để đó. Là lao động nghèo nên giúp nhau được cái gì thì mình cứ giúp”, anh Tuấn chia sẻ. 
 
Ngày 15/11/2011 vừa qua, lại thêm một ngày chị Lành ngồi buồn trong quán cà phê vì đã quá 15 giờ rồi mà trong tay chị Lành vẫn còn 20 tờ vé số. Một lần nữa, chị lại gọi điện nài nỉ anh Tuấn mua giúp. Anh Tuấn cũng đồng ý mua hết toàn bộ vé số này nhưng chưa trả tiền. Riêng phần chị Lành thì giữ lại 1 vé để dò.

Đến khi có kết quả xổ số, chị phát hiện xấp vé số anh Tuấn vừa mua có 4 tờ trúng giải đặc biệt, 6 tờ trúng giải an ủi, trị giá 6,6 tỉ đồng. Chị mừng quá và gọi điện nói với cha là mình đã trúng số giải đặc biệt được 1 vé. “Nghe nó nói trúng số độc đắc mà tôi run chân, đạp xe lên dốc cầu không muốn nổi. Chiếc xe đạp cứ tuột dây sên hoài. Rồi sợ nó mừng quá rồi ngất xỉu giữa đường, bị kẻ gian lấy mất vé số nữa”, ông Chưa tâm sự.

Tay không còn bấm nổi máy gọi anh Tuấn, chị Lành nhờ chồng bấm giùm và run run nói: “Anh cầm 200.000 đồng tới quán cà phê Cây Mai lấy vé số của anh đi. Mấy tờ anh mua trúng lớn rồi nè”. Từ bên kia máy, anh Tuấn cũng chưa tin mà nghĩ rằng chị chỉ đùa cho vui. Tuy nhiên, sau khi giao hàng cho khách xong, anh chạy xe ba gác thẳng đến quán Cây Mai.

Mặc dù đã xem qua kết quả xổ số trên giấy dò của đại lí nhưng anh Tuấn lại chưa tin và tiếp tục bấm điện thoại qua tổng đài để dò thêm lần nữa. Kết quả tin nhắn giải đặc biệt đài Bến Tre vẫn là 191207. Biết chắc mình trúng lớn với tổng tiền trên 6 tỉ đồng, anh Tuấn tặng luôn cho chị Lành một tờ đặc biệt cùng với 1 tờ mà chị để lại dò cũng trúng giải đặc biệt giúp chị giải quyết nợ nần.
 
“Ở Lành có một tính cách thật đáng quý mà nhiều người cần noi theo, đó là sự thật thà. Chính vì thế, tôi đã tặng cô ấy 1 tờ đặc biệt như một sự cảm ơn”. Khi nghe anh Tuấn khen mình, chị Lành cười khúc khích: “Từ nhỏ, mẹ tôi đã dạy “nghèo cho sạch, rách cho thơm”, không tham lam những thứ không thuộc về mình, tôi vẫn nhớ mãi câu nói ấy. Nên khi anh Tuấn trúng số khi chỉ mua vé số qua điện thoại, tôi đã trao cho anh ấy”.

Sau khi có tiền, ngoài việc cất nhà cho cha mẹ và cháu ở, chị Lành đã cho 6 anh, chị em, mỗi người 100 triệu đồng để làm vốn. Ngoài ra, trong dịp Tết này, chị cũng đã mua 2,5 tấn gạo phát cho người nghèo trong xóm. Chị Lành bùi ngùi: “Số tiền còn lại tôi đem gửi ngân hàng để hàng tháng mẹ lấy lãi nuôi cháu. Còn về phần mình, tôi sẽ về Bến Lức tiếp tục bán vé số”.

Theo Ca Linh - Thốt Nốt (NLĐ)

Lời bàn của tui: Người phụ nữ nông dân nghèo khổ này không được học tập tấm gương đạo đức của một vĩ nhân nào cả mà lại xứng đáng là MỘT CON NGƯỜI, không như...

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

Hắn, chiều ba mươi tết xứ người...


Tuyết còn chưa tan nhưng sẽ thêm mưa đá vào buổi tối

Chiều ba mươi tết xứ người, xin chủ cho nghỉ sớm để lên Frederick với anh Bảy. Lẽ ra ở lại qua đêm với ổng vì hôm thứ Hai là ngày nghỉ nhưng bé Mi bắt phải về để đưa nó đi học. Hic, chị nàng cũng"âm lịch" lắm, nào giờ mổi lần nhập học, chuyển trường, thi cử chi phải luôn là ba chở đi chứ không chịu để mẹ chở.
Mời bè bạn ngó ảnh NG xem hắn có chi khác hông nha :-)

Hắn, chiều ba mươi tết xứ người...


Tuyết còn chưa tan nhưng sẽ thêm mưa đá vào buổi tối

Chiều ba mươi tết xứ người, xin chủ cho nghỉ sớm để lên Frederick với anh Bảy. Lẽ ra ở lại qua đêm với ổng vì hôm thứ Hai là ngày nghỉ nhưng bé Mi bắt phải về để đưa nó đi học. Hic, chị nàng cũng"âm lịch" lắm, nào giờ mổi lần nhập học, chuyển trường, thi cử chi phải luôn là ba chở đi chứ không chịu để mẹ chở.
Mời bè bạn ngó ảnh NG xem hắn có chi khác hông nha :-)

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

Thân chúc tất cả anh chị em, bè bạn blogger Multiply một mùa xuân đầm ấm và một năm mới thật nhiều hạnh phúc nhé. NG hông dám xông đất đầu năm trong nhà mọi người đâu. Vậy nên mời ai đi ngang thì nán lại note này nghe chút tâm tư đầu xuân qua bài nhạc với Già héng :-))

Tối qua bà chúa Tuyết ghé ngang và ở lại cả đêm, sáng ra phải dậy sớm hơn để dọn tuyết trên hai chiếc xe hơi và side walk, brrrrrrrr. Cả tuần rồi trời hầu như luôn dưới không độ C, vắng khách toàn online ngó tết VN trên blog bạn bè, nhớ quê muốn khóc! Có được hai ngày weekend kiếm xu thì bà chúa Tuyết ấy lại ghé. Ghét!

Dành cho các Bợm trong mấy ngày tết nè! :))


"Nghệ thuật" giảm say xỉn trong ngày Tết
Năm mới là dịp để mọi người trong gia đình, người thân và bạn bè quây quần với nhau bên mâm cơm và ly rượu sau những tháng ngày lao động mệt nhọc và ít có dịp gặp nhau trong năm.

Tuy nhiên, Ngày Tết cũng là thời điểm mà chúng ta dễ say xỉn nhất vì có nhiều “đại hội”, đó là điều mà tại sao thời gian này sức khỏe thường “xuống cấp”, béo hơn, ngộ độc rượu bia và tai nạn giao thông. Nhưng có một số thủ thuật có thể giúp bạn giảm nguy cơ say xỉn do rượu bia và cách điều trị dễ dàng khi bị say.

Những bữa tiệc năm mới khiến bạn rất dễ say xỉn nhưng hoàn toàn có thể giải quyết được bằng các mẹo nhỏ.
 
Ăn trước khi uống

Lời khuyên của các chuyên gia là nên ăn một chút thực phẩm vào bụng trước khi cạn ly. Nó sẽ giúp cồn trong rượu bia không bị hấp thụ nhanh. Ăn thực phẩm cũng làm giảm acetaldehyde trong dạ dày. Acetaldehyde được biết đến là thủ phạm chính gây say khướt. Ăn càng nhiều, khả năng say xỉn càng ít đi vì lúc đó bạn sẽ không uống được nhiều và cơ chế phòng vệ của cơ thể đối với độc tố của rượu bia cũng mạnh hơn nhờ hiệu ứng pha loãng cồn.

Bạn cũng có thể uống một cốc sữa trước khi “zô”. Lý do là sữa sẽ phủ lên da dày “màng bọc” và làm chậm quá trình hấp thụ cồn rượu.

Chỉ uống một loại rượu hoặc bia

Ngày Tết chúng ta có rất nhiều loại đồ uống, từ bia cho tới rượu vang, “quốc lủi”, đến các loại rượu “Tây”. Tuy nhiên, khi đã vào bàn nhậu, bạn chỉ nên theo đuổi một loại đồ uống. Các nhà khoa học cho rằng uống nhiều loại rượu bia khác nhau sẽ làm cho cơ thể bị “tra tấn” bởi những phụ gia (additives), hương vị (flavorings) và những nguyên tố khác ở trong mỗi loại bia, rượu. Điều đó có thể làm tăng khả năng say sỉn và mức độ say nghiêm trọng hơn, đặc biệt là vào ban đêm. Do vậy, hãy chỉ uống một loại duy nhất để khả năng “chiến đấu” của bạn mạnh hơn mà vẫn giảm được mức độ tổn hại sức khỏe.

Uống nước trước, sau và trong khi “nhập tửu”

Cồn trong rượu bia, làm cho bạn đi tiểu nhiều hơn, điều này có thể dẫn đến háo nước. Hãy uống một cốc nước trước, trong lúc và sau khi uống rượu. Điều này sẽ giúp phá vỡ cấu trúc cồn mà tạo ra axit lactic và các loại hóa chất khác gây cản trở sản xuất đường và chất điện phân (electrolyte) trong cơ thể. Đó là điều lý giải tại sao uống các loại nước đồ thể thao trong khi uống rượu sẽ rất tốt. Sau khi uống rượu cũng nên tránh các loại nước có chứa caffeine (cà phê và trà). Cafeine có thể làm bạn tiêu chảy và ngạt mũi khi kết hợp với cồn và làm tăng các triệu chứng khi say sỉn.

Lời khuyên tốt nhất là cứ uống 1 ly rượu thì uống một ly nước lọc và uống khoảng nửa lít nước trước khi đi ngủ.

Chọn đúng loại rượu “tủ”

Hãy chọn loại rượu khiến bạn cảm thấy dễ chịu nhất khi uống.

Một số nghiên cứu cho biết, những loại đồ uống như whisky, rượu vang... dễ làm tăng khả năng say hơn những loại rượu khác. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu nữa để củng cố thông tin này nhưng tốt nhất là bạn phải biết cơ thể khi nào chuẩn bị say để dừng lại kịp thời. Nếu bạn để ý có một số loại rượu thường gây nhức đầu thì hãy chọn loại rượu mà bạn cảm thấy dễ chịu nhất.

Uống một cách từ từ

Mỗi lần uống, bạn nên chỉ uống một vài hớp một chứ không nên uống liền một mạch và buổi tiệc tùng ngày Tết cũng không nên “cà kê” quá lâu. Theo các nghiên cứu, bạn uống càng nhiều trong mỗi lần “zô” thì bạn càng nhanh bị “đo ván”. Trong một giờ, cơ thể chỉ phân giải được 25ml cồn. Lượng cồn không bị phân giải tồn đọng do uống quá nhanh sẽ tràn vào máu và dễ gây ngộ độc (say sỉn).

Ăn thực phẩm rán, chiên

Trước và trong khi nhập tiệc rượu, bạn nên dùng chút thức ăn có chút dầu mỡ (đồ rán, chiên). Cách này giúp bề mặt dạ dày và ruột được tráng một lớp dầu, nhằm giảm lượng cồn hấp thu vào máu qua niêm mạc của hai bộ phận này. Ngoài ra, bạn có thể ăn lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt. Chất albumin của lòng trắng trứng sẽ làm kết tủa cồn trong rượu, giảm lượng cồn hấp thu vào máu, do đó giảm nguy cơ say và ngộ độc rượu. Mặt khác, albumin còn bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác động kích thích, xung huyết, loét… của lượng cồn có trong rượu.

Trong khi uống có thể dùng kèm nhiều loại trái cây hoặc rau như dưa chuột, cà rốt, su su, đồng thời tránh những loại hạt khô như lạc, hạnh nhân vì nó tác động đến dạ dày.

Mở cửa cho thoáng

Khi nhậu bạn cũng nên mở cửa sổ hoặc cửa ra vào để cho thoáng và đón nhận không khí trong lành từ bên ngoài. Điều này giúp oxi hóa cơ thể đồng thời giúp các cơ quan trong cơ thể và tâm hồn hoạt động tốt hơn khi nhậu, từ đó mà cũng giảm được khả năng say xỉn.

Giải quyết sự cố khi say sỉn

Khi vui vẻ, không tìm cách tránh được từ những lời mời nhiệt tình của bạn bè và người thân làm cho bạn say khướt thì bạn cũng cần biết một vài thủ thuật dưới đây để hạn chế những tác động xấu nhất tới sức khỏe do uống quá nhiều.

Hãy nôn khi cần thiết. Ảnh minh họa.

a/ Hãy nôn khi có thể

Nếu bạn buồn nôn và cảm thấy khó chịu, hãy tìm cách nôn hết ra, sau đó bổ sung nước và năng lượng bằng một ly nước ép trái cây hoặc nước chanh đường, đặc biệt là nước mía. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng một bát cháo loãng. Cháo dễ tiêu hóa, khiến bạn không có cảm giác nặng bụng.

b/ Ăn nhiều chuối

Uống nhiều rượu bia làm cho cơ thể bị cạn kiệt lượng kali. Do vậy, ăn chuối hoặc những thực phẩm giàu kali, trong lúc bị say rượu sẽ làm giảm những triệu chứng khó chịu do cơ thể được bổ sung kali và chất điện phân. Bạn cũng có thể dùng các loại nước uống thể thao vì chúng cũng giàu hàm lượng kali.

c/ Uống trà atisô

Theo một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Anh thì trà atisô (không chứa chất caffein) có thể kích thích sự phục hồi của gan và giúp giải cơn say rượu. Không những thế, loại cây trà này còn có khả năng điều trị chứng khó tiêu, chứng nghiện rượu, bệnh gan mãn tính, bệnh vàng da và nhiều biến chứng khác gây tổn hại đến gan. Trà atisô cũng giàu chất hoá học có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt là chất fructoso và axít ascorbic, chất này được biết đến như là vitamin C, giúp cơ thể chuyển hoá nhanh lượng cồn trong cơ thể. Ngoài ra, trà atisô cũng góp phần làm dịu một số triệu chứng của say rượu.

d/ Tăng cường vitamin C

Khi say, hãy uống nước hoặc ăn nhiều đô giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, dâu tây, dứa, cà chua, cà rốt... Hoặc bạn có thể dùng viên C để giúp cơ thể nhận được nhiều năng lượng hơn.

e/ Hãy đi ngủ

Khi bạn say xỉn, sau khi đã dùng những phương pháp trên thì nên trở lại giường và ngủ. Giấc ngủ sẽ làm dịu những triệu chứng của say rượu và giúp bạn tránh được những rủi ro như trúng gió, tai nạn...Và cách làm dịu sự khó chịu là hãy nằm ở phòng tối và đắp khăn mát lên trán.

Theo Ngọc Huế Tổng hợp (VNN)

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

Vẫn là chuyện về con bò(Bài cũ post lại)

Nhân ghé nhà nhỏ AquaPham thấy cái ảnh ni, tui có cồm mên một câu rồi rinh cái ảnh bên đó về và post lại cái entry ni từ nhà Mânti cũ hồi xưa(Đã đốt bỏ sau khi bị "Vịn"!). Cũ nhưng vẫn mang tính thời sự vì vừa qua ngài Đinh A# lại muốn nghe chửi giống thiên hạ đó mà! Ảnh bên nhà Aqua nà:Photobucket

Còn đây là cái entry cũ...

Lưu Ý : Chuyện cấm trẻ vị thành niên và những ai tự nghĩ rằng mình là thánh nam thánh nữ !

Hồi còn chiến tranh, một cô giao liên trẻ trung, xinh đẹp có lần được vinh hạnh dẩn đường cho một anh cờ bờ từ cái xứ “Giàu có, vững mạnh chi cũng có, “Cà chớn í hả? Cũng có nốt, chạy đầy đường!!!”… Trong khu GP đó khá thanh bình và nuôi nhiều bò lắm, khi cô dẩn ảnh đi ngang đàn bò thì tự nhiên có một cặp hứng tình mần chiện phát triển bầy đàn, cô giao liên cắc cớ hỏi anh cờ bờ “Gì cũng biết, gì cũng giỏi” rằng :_”Chứ sao mà con bò đực nó biết ý con bò cái muốn mà nó…dzậy dzậy hén cờ bờ ?”. Cb nhà ta nghiêm nghị trả lời rằng thì là:_ “Khi lào con bò cái ló muốn thì một lơi lào trong cơ thể nó sẽ tiết ra một mùi hương đặc biệt, con bò đực đứng dưới gió nghe được mùi lày và… Mà thôi, đ.c no dẩn đường nhanh nên ! “

… Ngẩm nghỉ thế nào hổng biết, tới một trảng trống có trời xanh mây trắng và gió lộng; cô giao liên tự nhiên ghìm giọng hỏi nho nhỏ anh CB “CB nghe mùi gì hông dzậy?”_Cb lập tức cảnh giác đưa tay sờ vào bao súng nhìn quanh quất. _”Hông phải, hổng phải mùi thuốc lá của biệt kích hay mùi Mỹ đâu!… Cô giao liên phụng phịu dẩn đường đi tiếp, qua trảng tranh rồi đến một cánh rừng thưa, một lần nữa… và một lần nữa cô giao liên băng mình lên hướng đầu gió và quay lại hỏi lại anh cờ bờ y chang câu đó._”Lày! Cô thế lào vậy, lảy giờ tôi có ngửi thấy gì đâu??? “. Cô giao liên tức mình dậm cẳng mà thét lên “TRỜI ƠI LÀ TRỜI, CÁN BỘ CÒN NGU HƠN CON BÒ ĐỰC NỬA!”

Vài chục năm trôi qua rồi, người CB năm xưa không biết có sống còn đến lúc hát vang rằng “Tiến về Xề gền, ta vét sạch Xề gền…” Không biết anh ta có nhớ đến những chuyện đã qua, những người chị người mẹ đã từng cưu mang đùm bọc anh ta dưới đám lá tối trời, trong lửa đạn chiến tranh. Cũng không chừng đám lá tối trời ấy đã bị anh ra lệnh san lấp, cất biệt thự bự thiệt…

Nhưng cô giao liên năm xưa thì vẫn còn đó, sau chiến tranh cô trở về sống đời dân giả mà không cho ai biết lí do. Giờ gặp lại cô đã lên chức bà ngoại rồi, ngồi nhai trầu bỏm bẻm nhắc chuyện ngày xưa. Cô nói :_”Nhớ lại cái chiện đó, qua thấy mình thiệt là bậy bạ… nóng nảy chi mà… so ổng với mấy con bò dzậy chời, TỘI NGHIỆP CHO… MẤY CON BÒ CHỚ!!!”. Nói xong cô phun bả trầu cái phẹt, cười móm mém rồi bước tới trở mặt cuốn băng cassette, hướng loa máy ra mé chuồng bò và… mở nhạc. Chu choa ơi à!!! Cô nghe nhạc giao hưởng nữa sao?. _”Hổng phải chú em à, qua mở là mở cho… mấy con bò nó nghe đó!. Mình hay động một chút là chưởi mắng ngừ ta ngu như bò, lì như trâu… đâm ra tội cho tụi nó… Em coi, mình cho bò nó nghe nhạc Bết Thô Vên sẽ cho thu hoạch nhiều sữa hơn đó nghen! Mà kìa, em thử ngó ra đồng coi ông người già đang cho trâu bò đi cày đó, nói ngu, nói lì chớ sao tụi nó biết thế nào là phải, là trái khi ổng kiu “Ví, Thá”… TRÂU BÒ NÓ CÒN BIẾT NGHE MÀ PHÂN BIỆT PHẢI TRÁI ĐÓ EM “… Chuyện vãn với chị cũng nhiều, nhưng thôi bửa nay chỉ ghi ra nhiu đó. Và ghi vậy là tại sáng nay coi báo thấy một đề xuất kỳ quá, cũng muốn sừng cồ ý kiến ý cò nhưng tôi đã không thèm làm vì… nhớ lời mắng của chị giao liên!

Còn nguyên nhân để nhớ thì nằm ở đây, vào xem trước khi link mất tiêu…

Báo Người Lao Động

Nội dung của nó như vầy nà…

Đề xuất thu phí lưu hành xe của TPHCM Thiếu tính khả thi 08-10-2008 00:29:11 GMT +7 Tình trạng giao thông có khá hơn khi thu phí? Ảnh: T.THẠNH Theo TS Nguyễn Minh Phong – Viện Nghiên cứu Kinh tế xã hội Hà Nội – việc này giống như áp giá thế giới vào mức thu nhập của người VN . Phón
g viên: Ông đánh giá thế nào về tính khả thi của đề án thu phí lưu hành ô tô, xe máy của UBND TPHCM? – TS Nguyễn Minh Phong: Hạn chế người tham gia giao thông không có nghĩa đánh trực tiếp vào phương tiện và điều kiện của người dân mà phải là giải pháp đồng bộ trên cơ sở phát triển phương tiện công cộng, phương thức vận tải mới thích hợp với nhu cầu đi lại của người dân. Không có giao thông công cộng thì không thể đánh vào túi tiền của người dân để cấm họ ra đường. Cho nên có thể thấy ngay là phương án này không có tính khả thi. Hơn nữa, tăng lệ phí đăng ký ô tô dưới 7 chỗ không hoạt động vận tải từ 2 triệu đồng lên 50 triệu đồng thì không còn là hạn chế tham gia giao thông nữa mà là kỳ vọng tăng thu ngân sách! Còn thu phí lưu hành xe máy 500.000 đồng/tháng không khác gì bổ đầu dân thu phí vì nhà nào chả có vài xe máy. Liệu có cách nào để thu đủ số tiền tính theo phương tiện lưu hành hay không? Thêm vào đó, cơ chế thu, cơ chế sử dụng nguồn thu chưa rõ ràng nên càng khó thực thi. . Một trong những lập luận để đưa ra đề án này là học theo kinh nghiệm thành công của thế giới là đánh vào túi tiền của người dân để hạn chế giao thông. Bản thân các đề án tương tự của Cục Đường bộ VN, UBND TP Hà Nội trước đây cũng xây dựng trên nguyên tắc này? – Người ta làm được vì có phương tiện vận tải công cộng rất phổ biến rồi, người dân không cần sử dụng xe cá nhân vẫn đi lại được. Còn ở VN, cấm xe cá nhân là “chết” ngay. Làm như vậy không khác gì áp dụng giá thế giới vào mức thu nhập của VN. Lập luận gây phản ứng ngược từ phía người dân và cả cơ quan thi hành. Và như thế sẽ làm giảm hiệu lực của chính quyền địa phương. Tại Hà Nội, đã bằng mọi cách hạn chế đăng ký xe máy nhưng xe mới vẫn tăng theo cấp số nhân vì người dân có nhu cầu và chính quyền buộc phải bãi bỏ. . Theo ông, việc này có tác động như thế nào đến đời sống nhân dân nếu được thực thi? – Bắt người nghèo trả thêm tiền sẽ làm khó khăn của họ tăng gấp đôi. Tôi thấy rằng cả hai chính quyền TP Hà Nội và TPHCM đều có quyết tâm rất cao trong những đề án hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, cấm xe ba gác máy, cấm bán hàng rong, cấm kinh doanh trên vỉa hè… nhưng lại không khả thi vì không tính đến lợi ích của các phía liên quan. Không tính đến lợi ích của người dân thì không thể được dư luận xã hội đồng thuận và không thể thực hiện. Đường phố quá bết sao cũng thu phí? Người dân TPHCM lâu nay quá ngán ngẩm chuyện đường phố ngập lụt mỗi khi trời mưa. Cứ mưa lớn là giao thông bị ách tắc. Không chỉ có vậy, ngày không mưa, tại các cửa ngõ ra vô TP, cứ đến giờ cao điểm là kẹt xe, tắc đường. Nói cụ thể hơn, cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay chưa đáp ứng nổi nhu cầu đi lại của người dân. Thực trạng đó mà thu phí giao thông là chưa hợp lý. Mặt khác, thu phí là để có tiền phục vụ tốt hơn cho người đóng phí, chứ không phải thu phí để nhằm mục đích người dân phải dẹp bỏ xe máy. Nhìn ra một chút ở tỉnh Bình Dương, Quốc lộ 13 (đại lộ Bình Dương) được xây dựng khá hiện đại, nhưng Bình Dương cũng chỉ thu phí ô tô chứ không hề thu phí xe máy. Thiết nghĩ TPHCM không nên tận thu một cách vô lý. THỤY UYÊN (Q.10- TPHCM) Thu phí chỉ khổ dân Trước đây, nhằm hạn chế xe máy, TPHCM đã quy định đăng ký xe máy mới phải đóng phí 500.000 đồng, mỗi người dân TP chỉ được đứng tên một chiếc xe máy, nhưng vẫn không hạn chế được số lượng xe máy ngày càng tăng bởi vì chiếc xe máy là phương tiện bắt buộc đối với người dân TP trong điều kiện hiện nay vì đi lại bằng xe buýt không thuận tiện. Nay lại một lần nữa TP chủ trương nâng mức phí đăng ký xe máy mới thấp nhất 1 triệu đồng, có loại tới 4 triệu đồng. Ngoài ra, người sử dụng xe máy, ô tô phải đóng phí lưu hành xe hằng năm. Hơn nữa, với các loại ô tô của cơ quan Nhà nước, của đơn vị lực lượng vũ trang vẫn phải thu phí thì khoản tiền đó cũng là tiền đóng thuế của dân mà ra. Tóm lại, tăng thêm phí đăng ký xe, thu phí lưu hành xe, cuối cùng chỉ làm khổ dân mà không đạt được mục đích hạn chế xe. BÉ EM (Q.3- TPHCM) Củng cố giao thông công cộng trước Không phải cứ thu phí lưu hành xe là sẽ hạn chế được xe máy. Ai cũng biết hệ thống xe buýt hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu người dân. Nhà tôi ở Phú Nhuận, đi làm ở quận 8, tôi phải đi 3 chặng xe buýt với thời gian khoảng 2 giờ. Không còn cách nào khác, buộc lòng tôi phải mua xe máy để đi làm. Để hạn chế xe cá nhân, cách tốt nhất hiện nay là mạng lưới xe buýt phải phủ kín địa bàn TP, thái độ phục vụ của nhân viên xe buýt phải tận tâm, văn minh. Xin các vị quan chức hoạch định chính sách hãy thử đi xe buýt vài lần để có sự nhìn nhận chính xác, có các giải pháp phù hợp cho tình trạng giao thông quá lộn xộn hiện nay. VĨNH PHƯỚC (Q.2-TPHCM)



Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

Ôixăngxe(hổng phải tiếng nước ngoài nghen, coi cái clip bên dưới á!

Lại một âm mưu phản động nè! Chúng dám bảo chánh quyền Việt Nam nằm trong top ten về quan xì liêu cơ đấy! Bớ nhà nước ơi, tui méc nà! >>> http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-bureaucracy-01-11-2012-137084403.html

Sai từ giao đến thu hồi đất...

Báo chí đã bắt đầu lên tiếng nhiều rồi, nhưng họ sẽ làm điều gì tiếp theo???
Nguồn: Báo Pháp Luật.
Ngoài ra mời các bạn xem thêm các link dưới đây:
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/01/toi-san-sang-doi-chat-ve-vu-cuong-che-dat-o-hai-phong/
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/01/quyet-dinh-thu-hoi-dat-o-hai-phong-la-trai-luat-1/
Có thể coi sự việc ở Tiên Lãng (Hải Phòng) là đỉnh điểm của những bất cập về cả pháp luật đất đai và việc thực thi pháp luật ở các cấp địa phương.

Pháp Luật TP.HCM trân trọng giới thiệu góc nhìn của GS-TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, người từng chấp bút Luật Đất đai 1993 và 2003, xung quanh câu chuyện này.

Thông cáo báo chí của UBND Hải Phòng phát trên TTXVN ngày 13-1 dùng những câu “tự ý đắp bờ bao”, “lấn chiếm” để mô tả cho việc những hộ dân như hộ ông Đoàn Văn Vươn từ đầu những năm 1990 đã bỏ công sức, mồ hôi và cả máu thịt quai đê lấn biển, chinh phục những bãi bồi ven biển đã bỏ hoang nhiều năm trước đó. Nhận thức ấy dường như quên mất rằng từ năm 1994, Thủ tướng đã có Quyết định 773 về Chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hóa, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước các vùng đồng bằng, mà mục đích duy nhất là khuyến khích người dân khai hoang phục hóa, chinh phục thiên nhiên, khai thác hiệu quả đất bãi hoang.

Năm trường hợp phải thu hồi đất

Trở lại căn cứ pháp lý mà Tiên Lãng dựa vào đó giao đất, tức Nghị định 64/1993 ban hành bản quy định việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Văn bản này khẳng định rõ thời hạn sử dụng đất là 20 năm, không được tùy nghi tăng giảm và nếu giao đất trước ngày 15-10-1993 (ngày Luật Đất đai 1993 có hiệu lực) thì thời hạn 20 năm được thống nhất tính từ 15-10-1993. Việc thu hồi đất cũng vậy, thu hồi đất trước hạn 15-10-2013 là không những vi phạm pháp luật mà còn không thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.

Hơn nữa, ngay trong quyết định thu hồi đất cũng không đúng pháp luật. Vì thu hồi đất xảy ra sau ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, nên căn cứ pháp lý là đạo luật này và Nghị định 181/2004. Theo đó, khi hết thời hạn sử dụng đất, các hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất với thời hạn đã quy định (20 năm), chỉ trừ năm trường hợp: (1) Nhà nước có quyết định thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng…; (2) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất; (3) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; (4) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất; (5) Đất không được sử dụng liên tục…, trong đó không có trường hợp hết hạn sử dụng đất (theo khoản 10 Điều 38 của Luật Đất đai) mà các quyết định thu hồi đất của Tiên Lãng lấy làm căn cứ.

Chủ đầm Đoàn Văn Vươn sau bao năm bám biển nay bị cưỡng chế thu hồi đất. Ảnh: MT

Đối chiếu với các tài liệu trong vụ việc này, cũng như phản ánh của báo chí thì rõ ràng khi giao đất, địa phương đã tự cho mình quyền cắt giảm trái luật thời hạn giao đất còn 14, 10, thậm chí bốn năm. Còn khi thu hồi đất, trong các quyết định, thông báo thu hồi, quyết định cưỡng chế… đã không hề nêu ra được một trong năm căn cứ nêu trên. Người dân chỉ được biết đất bị thu hồi mà không biết sẽ giao lại hay cho ai thuê. Đó là chưa kể bao công của, mồ hôi họ bỏ ra đầu tư biến vùng bãi hoang thành đầm nuôi thủy sản, giờ bị tuyên bố thu trắng, không bồi thường.

Quan niệm sai về thu hồi đất

Súng nổ ở gia đình Đoàn Văn Vươn làm vỡ ra một thực tế là nhiều chính quyền đang quan niệm rất sai về cơ chế Nhà nước thu hồi đất, theo kiểu “Nhà nước có quyền muốn thu hồi đất của ai thì thu”. Sự việc cũng làm sáng rõ hơn những kết quả nghiên cứu về nguy cơ tham nhũng trong lĩnh vực đất đai ở nước ta, mà tiềm ẩn nhất ở cơ chế Nhà nước thu hồi đất. Cơ chế ấy, về bản chất là cơ quan nhà nước có thể lấy đất của người này giao cho người khác, mà đằng sau mỗi vụ việc, rất có thể chất chứa những mối quan hệ lợi ích phức tạp. Với trường hợp này, ai sẽ được lợi sau quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng là điều các cơ quan pháp luật cần làm rõ, nhất là trước yêu cầu về xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà Hội nghị Trung ương 4 vừa đặt ra.

Vụ nổ Đoàn Văn Vươn còn bộc lộ những hậu quả của xu hướng lạm dụng lực lượng vũ trang trong cưỡng chế hành chính, nhất là khi liên quan đến đất đai. Người cày có ruộng là mục tiêu giản dị mà vì nó bao người đã ngã xuống. Ở đây, những nông dân xã Vinh Quang còn đổ công sức khẩn hoang, chinh phục thiên nhiên, lấn biển, những đầm nuôi thủy sản là tư liệu sản xuất chủ yếu của họ. Vì thế, thu hồi đất dù để phục vụ dự án quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng hoặc dự án phát triển kinh tế nào khác cũng cần đặt lên cao nhất nguyên tắc đồng thuận ba bên: doanh nghiệp (chủ đầu tư), Nhà nước (đại diện chủ sở hữu) và người sử dụng đất.

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, mục đích cơ bản là đảm bảo tính bình đẳng trong quyền tiếp cận đất đai, bình đẳng trong chia sẻ lợi ích từ đất đai và làm mất đi khả năng hình thành những địa chủ mới. Mục đích ấy, suy cho cùng là để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất. Thế nhưng trên thực tế, chế độ sở hữu toàn dân đang bị “bẻ” sang hướng xác lập thực quyền về đất đai của chính quyền các cấp mà đến nay chưa có cơ chế giám sát, kiểm soát hữu hiệu nào. Sự việc Tiên Lãng gióng lên hồi chuông thúc giục các nhà lập pháp khẩn trương đánh giá lại chế độ sở hữu đất đai, nhất là trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai 2003 và Hiến pháp 1992 đang tiến hành.

GS-TSKH ĐẶNG HÙNG VÕ

Luật Đất đai và những vấn đề chưa ngã ngũ

Theo Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2012, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được trình QH cho ý kiến lần đầu tiên tại kỳ họp thứ tư (cuối năm 2012). Nếu không có gì thay đổi, dự án này sẽ được thông qua tại kỳ họp QH giữa năm 2013 để kịp điều chỉnh nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn, đặc biệt là giải quyết việc có chia lại ruộng đất hay không bởi ngày 15-10-2013 là thời điểm đất nông nghiệp được giao từ năm 1993 hết thời hạn sử dụng 20 năm.

Trong quá trình tổng kết, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Đất đai 2003 đã nổi lên một số vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược và Bộ TN&MT đã phải xin ý kiến cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Cụ thể:

- Về sở hữu đất đai: Có ý kiến đề nghị nên bỏ sở hữu toàn dân và thay bằng sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu Nhà nước. Nhưng cũng có ý kiến đề nghị giữ nguyên sở hữu toàn dân về đất đai như hiện nay.

- Về xử lý đất hết thời hạn sử dụng: Hiện nay thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hằng năm là 20 năm. Có ý kiến cho rằng hết 20 năm (thời điểm 15-10-2013) thì phải chia lại đất này. Nhưng có ý kiến cho rằng nên gia hạn 50 năm.

- Về hạn mức sử dụng đất: Có ý kiến đề nghị để sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa với quy mô lớn thì người dân cần thêm ruộng đất, do đó nên xóa bỏ hạn điền hoặc mở rộng hạn điền. Nhưng có ý kiến cho rằng nên giữ nguyên như hiện nay.

- Về khung giá đất: Có ý kiến cho rằng nên bỏ khung giá đất của Chính phủ hoặc không xác định hằng năm như hiện nay mà xác định khung giá đất 3-5 năm.

TTH tổng hợp

HUY HOÀNG