Cơ may trúng vé số giải đặc biệt và được người mua 10 tờ vé số của mình trúng giải cho thêm một tờ, chị Phạm Thị Lành (29 tuổi) đã về quê xây cho gia đình một ngôi nhà khang trang. Đầu năm phóng viên đã xông đất nhà mới của chị Lành, người bán vé số đã làm ấm lòng mọi người về câu chuyện biết giữ chữ “tín” và không tham lam của chị.
Niềm vui trên gương mặt mẹ con chị Lành
Có lúc túng quẫn quá, chị đã định... tự tử
Vượt hàng trăm cây số và qua nhiều chuyến đò ngang chúng tôi tìm về quê “xông đất” ngôi nhà mới của chị Phạm Thị Lành (ấp Long Hữu, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp). Ngôi nhà xây được từ tiền trúng vé số này khá rộng, diện tích khoảng 80 m2 gồm một phòng khách, 2 phòng ngủ, 1 gian bếp được lót gạch men rất sang trọng. Tổng số tiền mua đất và cất nhà gần 500 triệu đồng.
Chị Lành xúc động kể: “Mấy chục năm nay, gia đình chúng tôi toàn đi ở trọ, mong muốn có một căn nhà che mưa, che nắng chỉ là mong muốn xa vời. Nhưng giờ điều ấy đã thành hiện thực”.
Có được ngôi nhà ấm cúng như ngày hôm nay, cả gia đình chị Lành sẽ hẳn không bao giờ quên những ngày tháng khốn khó. Nơi chị sinh ra và lớn lên là một vùng quê nghèo, phần lớn những người dân nghèo nơi đây đều phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình để tha hương cầu thực nơi xứ người.
Gia đình có 7 anh chị em, cũng như bao nhiêu gia đình khác, ở tuổi 17, cô con gái thứ 6 đã phải chịu cảnh xa quê để lên Sài Gòn làm thuê kiếm sống. Những năm sau đó, cả gia đình chị có đến gần chục người cũng dắt díu nhau về thị trấn Bến Lức (tỉnh Long An) để mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo. Một thời gian sau, gia đình chị lại lâm vào cảnh khốn cùng vì người anh thứ ba qua đời và người anh thứ tư bị tâm thần. Sau sự cố này, bà Phạm Thị Thèm, mẹ chị phải dắt 7 đứa cháu về quê sinh sống.
Chị Lành vẫn ở lại Bến Lức tiếp tục với nghề bán vé số dạo để gửi tiền về giúp mẹ nuôi đàn cháu. Chính vì lí do này mà vốn liếng của chị Lành cứ ngày một thâm dần và nợ cứ chồng thêm nợ. Chị nghẹn ngào: “Một ngày bán 200-300 tờ vé số nhưng bán thiếu hơn phân nửa, có người đòi hoài họ không trả nên tôi ngày càng lâm vào cảnh nợ nần”.
Trong khi đó, bà Thèm ở quê nhà cũng phải vắt cạn sức để đi kiếm từng cọng lá gòn đem về phơi cân kí bán đổi gạo nuôi cháu. Riêng ông Phạm Văn Chưa (cha chị Lành), không đủ sức đi làm thuê nên cũng lên Bến Lức theo con gái bán vé số. Cái nghèo vẫn đeo bám dai dẳng gia đình này qua năm tháng.
Bà Thèm thở dài: “Tôi cùng 7 đứa cháu ở nhờ nhà người con thứ 5 đã hơn một năm nay. Tối nhìn tụi nhỏ nằm chen nhau ngủ chật chội, tôi xót lắm. Nhưng giờ có nhà mới rộng, thoáng, tụi nhỏ có thể chạy nhảy, vui đùa thỏa thích”.
Nghèo cho sạch, rách cho thơm
Nhờ tính tình thật thà, chị Lành nhận được sự đồng cảm và sẻ chia của những người cùng cảnh ngộ. Trong đó, anh Đỗ Ngọc Tuấn, một người chạy xe ba gác ở Bến Lức, đã hết lòng giúp đỡ, nhất là những lúc chị bán vé số ế ẩm.
Đến khi có kết quả xổ số, chị phát hiện xấp vé số anh Tuấn vừa mua có 4 tờ trúng giải đặc biệt, 6 tờ trúng giải an ủi, trị giá 6,6 tỉ đồng. Chị mừng quá và gọi điện nói với cha là mình đã trúng số giải đặc biệt được 1 vé. “Nghe nó nói trúng số độc đắc mà tôi run chân, đạp xe lên dốc cầu không muốn nổi. Chiếc xe đạp cứ tuột dây sên hoài. Rồi sợ nó mừng quá rồi ngất xỉu giữa đường, bị kẻ gian lấy mất vé số nữa”, ông Chưa tâm sự.
Tay không còn bấm nổi máy gọi anh Tuấn, chị Lành nhờ chồng bấm giùm và run run nói: “Anh cầm 200.000 đồng tới quán cà phê Cây Mai lấy vé số của anh đi. Mấy tờ anh mua trúng lớn rồi nè”. Từ bên kia máy, anh Tuấn cũng chưa tin mà nghĩ rằng chị chỉ đùa cho vui. Tuy nhiên, sau khi giao hàng cho khách xong, anh chạy xe ba gác thẳng đến quán Cây Mai.
Sau khi có tiền, ngoài việc cất nhà cho cha mẹ và cháu ở, chị Lành đã cho 6 anh, chị em, mỗi người 100 triệu đồng để làm vốn. Ngoài ra, trong dịp Tết này, chị cũng đã mua 2,5 tấn gạo phát cho người nghèo trong xóm. Chị Lành bùi ngùi: “Số tiền còn lại tôi đem gửi ngân hàng để hàng tháng mẹ lấy lãi nuôi cháu. Còn về phần mình, tôi sẽ về Bến Lức tiếp tục bán vé số”.
Theo Ca Linh - Thốt Nốt (NLĐ)
Lời bàn của tui: Người phụ nữ nông dân nghèo khổ này không được học tập tấm gương đạo đức của một vĩ nhân nào cả mà lại xứng đáng là MỘT CON NGƯỜI, không như...
Nói thêm: Chị này gìn giữ xứng đáng cái tên của cha mẹ đặt cho mình, bất chấp hoàn cảnh sống khó nhọc. Không như những kẻ khác, ví dụ tự cho mình tên Minh mà cả cái lí lịch cuối đời vẫn bất minh, cha mẹ đặt tên Dũng mà không hề có dũng khí lèo lái, hay tên Triết mà toàn nói chuyện trớt.... vân vân(Tui ví dụ thôi nghen, tên tui cũng bị đặt trong đó mà!)
Trả lờiXóaCòn tên tui là Gió thì sao ta ! :)
Trả lờiXóaKhông có tên Gió, chỉ có nick Gió. Lẽ ra biết chị Sui sớm tui sẽ lấy nick là...NÚP chẳng hạn, hì hì.
Trả lờiXóa