Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Lẳng lặng mà nghe vẹt nói xàm... >>> http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/us-vietnam-jailing-priest-07-28-2011-126318483.html

Lễ tưởng niệm liệt sỹ chống Trung Quốc

Nguồn: BBC Việt Nam

Một lễ tưởng niệm chiến sỹ Việt Nam hy sinh trong các cuộc chiến với Trung Quốc vừa được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh.

Thông báo của nhóm nhân sỹ trí thức TP HCM do sử gia lão thành Nguyễn Đình Đầu ký tên cho hay đây là "lễ tưởng niệm đồng bào chiến sỹ hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây Nam và ở Hoàng Sa,Trường Sa".

Lễ tưởng niệm được tổ chức tại CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình tại 43 Nguyễn Thông, Quận 3, vào sáng thứ Tư 27/07, nhằm Ngày Thương binh Liệt sỹ Việt Nam.

Đây có lẽ là buổi tưởng niệm đầu tiên đối với các liệt sỹ người Việt của cả hai chế độ và trong các cuộc chiến với Trung Quốc.

Được biết trong buổi lễ có sự tham gia của bà quả phụ Ngụy Văn Thà, hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo của hải quân Việt Nam Cộng hòa đã anh dũng tử nạn trong cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974.

Sau trận chiến đó, mà 58 lính VNCH hy sinh, Trung Quốc đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Những người có mặt trong lễ tưởng niệm cũng tỏ lòng tri ân với các liệt sỹ đã ngã xuống trong trận chiến bảo vệ Trường Sa năm 1988, trong chiến tranh biên giới Tây Nam với Khmer Đỏ và trong cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu với Trung Quốc hồi tháng 2/1979.

Con số thương vong

Trong khi đó, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy gửi cho BBC từ Hà Nội một số thông tin mới liên quan con số thương vong của quân đội Trung Quốc trong cuộc chiến biên giới 1979.

Ông Dy cho hay: "Mặc dù được bưng bít, che giấu trong một thời gian dài, nhưng vài năm gần đây một số phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc và của người Trung Quốc tại nước ngoài đã dần hé lộ những tổn thất về nhân mạng của quân đội nước này".

Ông nói Mạng Thiết huyết quân sự Trung Quốc ngày 10/1/2008 đã viết: "Trong cuộc đánh trả tự vệ Việt Nam năm 1979, chính thức đánh trận chỉ có hơn hai tuần lễ, từ 17/2 đến 5/3, mà Trung Quốc đã tổn thất hai, ba vạn quân sĩ, trung bình mỗi ngày chết hai, ba ngàn người".

Theo ông Dương Danh Dy, mạng này nói trong chiến tranh hiện đại, "cái giá phải trả đó là một con số thiên văn".

Bản Tổng kết công tác tác chiến đánh trả tự vệ Việt Nam do Cục Hậu Cần Quân khu Côn Minh biên soạn thì cho hay từ 17/2 đến 5/3/1979 tổng cộng quân Giải phóng và dân công hỏa tuyến đã hy sinh là 6.954 người, bị thương hơn 14.800 người.

Một nguồn tin từ Đài Loan đưa ra con số cao hơn: Trung Quốc bị chết 26.000 người, bị thương 37.000 người.

Ông Dương Danh Dy nhận xét: "Chỉ cần đọc những hàng chữ trên, chúng ta có thể thấy ngay một điều: Ai đã cho ai một bài học?"


Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Đờn ông&Đờn bà... nói về nhau :-)

Cái ni hông phải của Già
Có đứa nóa gửi í à... qua Meo :-)


ĐÀN BÀ NÓI VỀ ĐÀN ÔNG:
- 20 tuổi, như gà trống, sáng nào cũng gáy, chẳng cần ai nhắc.
- 30 tuổi, như xe hơi mùa lạnh nổ máy hơi khó nhưng chạy tốt.
- 40 tuổi, như bóng đèn, lúc tắt lúc sáng.
- 50 tuổi, như xe tăng, nổ máy rất chậm và di chuyển ì ạch.
- 60 tuổi, như cái đồng hồ cũ, không lắc thì không chạy mà chưa chạy là lại chết.
- 70 tuổi trở lên thì không thấy có ý kiến gì, chắc “thất thập cổ lai hy “?

ĐÀN ÔNG NÓI VỀ ĐÀN BÀ:
- Ở lứa tuổi từ 18-22 giống như Châu Phi, một nửa đã được khám phá, và một nửa còn hoang vu nên nhiều kẻ phiêu lưu luôn muốm tìm tòi.
- Sang lứa tuổi 23-30 giống như Bắc Mỹ, đã được khám phá hoàn toàn và hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật, luôn là mơ ước của bao gã đàn ông đang tìm việc.
- Ở lứa tuổi 31-40 giống như vùng nhiệt đới, nóng bỏng, xinh đẹp và đầy huyền bí, làm cho bao nhà thông thái ngã ngửa vì không thể giải thích nổi!
- Bước sang lứa tuổi 41-50 giống như Âu Châu, một nửa đã tàn phá sau chiến tranh, nhưng vẫn còn rất thu hút và không kém phần hấp dẫn, khiến bao người muốn đến một lần cho biết…
- Ở lứa tuổi 51-60 giống như Úc Châu, rất rộng nhưng đa phần là sa mạc, rất yên tĩnh, an phận sống dưới sự bảo hộ của Anh Quốc, “Miệt Dưới”…ít kẻ muốn quấy rầy.
- Ở lứa tuổi ngoài 60 giống như Nam Cực, ai cũng biết tới nơi này, nhưng chẳng ai buồn tới !
Khuyến mải nhân mùa hè...

hot

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Nổ súng và đánh bom tại Na-Uy làm 93 người chết

Nguồn: Việt Mỹ Magazine (Có thể hông truy cập được từ VN)

Jul 24, 2011 - Có 93 người chết trong vụ bắn và đánh bom xe bởi một người Na-Uy. Anders Behring Breivik, 32t, đã coi vụ tấn công của hắn là “tàn khốc, nhưng cần thiết” để chống lại chính sách di dân và việc lan rộng của đạo Hồi.

 

Sundvollen, Norway -  Có 93 người chết trong vụ bắn và đánh bom xe bởi một người Na-Uy.  Anders Behring Breivik, 32t, đã coi vụ tấn công của hắn là “tàn khốc, nhưng cần thiết” để chống lại chính sách di dân và việc lan rộng của đạo Hồi.

Kể từ lúc bị bắt giữ, Breivik nói rằng anh ta muốn tự giải thích tại Tòa vào Thứ Hai.  Luật sư nói rằng Breivik đã nhận tội bắn vào trại hè thanh niên do Đảng Lao Động tổ chức hôm Thứ Sáu và đánh bom vào khu vực chính phủ tại thủ đô Oslo vài giờ trước đó khiến 7 người chết.  Tuy nhiên anh ta cảm thấy những điều anh ta làm không đáng bị trừng phạt.  Anh ta nói là những điều anh ta muốn là một sự thay đổi trong xã hội và theo sự hiểu biết của anh ta trong đầu óc anh ta, đó là một cách mạng !

 

NIỀM ĐAU QUỐC GIA:

Đây là vụ bạo động tệ hại nhất của Na-Uy kể từ Thế Chiến Thứ Hai, đã gây chấn động sâu xa đến sự an bình thường nhật của quốc gia này.  Quốc Vương Harald và Thủ Tướng Jens Stoltenberg đã đến dự lễ tang tại nhà thờ  chính toà Oslo.  Người ta đã tuôn nước mắt đặt hoa và nến bên ngoài nhà thờ.  Mọi nẻo đường dẫn tới khu vực chính phủ đều bị ngăn chặn với lính gác và súng ống, cùng mặc áo chống đạn.  Cảnh sát cho biết Breivik đã đầu hàng khi họ tới hòn đảo nhỏ Utoeya trong một hồ phía Tây Bắc Oslo sau khi anh ta đã bắn chết ít nhất 85 người, hầu hết là thanh niên tham dự trại hè do Đảng Lao Động tổ chức.  Có khoảng 650 người trên đảo khi Breivik khai hoả, mặc giả y phục cảnh sát.  Theo tin tức của Đài NRK Na-Uy, có 1 người bị thương đưa đi bệnh viện, nhưng đã chết, nâng số người chết lên 93.  Cảnh sát nói vài người vẫn mất tích.  Hiện có 97 người bị thương.

 

 Anders Behring Breivik mặc đồ bơi và mang súng máy mới xuất hiện sau vụ khủng bố. Ảnh: AP. 

DI DÂN

Na-Uy bấy lâu nay đã mở rộng chính sách thu nhận di dân khiến Đảng Tiến Bộ chỉ trích, trong đó có Brevik.  Đảng hiện nắm quyền là Đảng Lao Động, chủ trương chính sách đa văn hoá, với sự hội nhập của nhiều sắc tộc khác nhau.  Nhưng Thủ Tướng Na-Uy phát biểu:  “Na-Uy sẽ vấn tiến bước.  Có một Na-Uy trước và sau vụ tấn công vào Thứ Sáu.  Nhưng tôi hoàn toàn chắc chắn rằng quý vị sẽ nhận ra một Na-Uy sau đó- sẽ là một Na-Uy dân chủ và một Na-Uy mà chúng ta cùng chăm sóc cho nhau.”

Tại nhà thờ Oslo, vị linh mục Britt Aanes, 42t nói rằng sự kiện Breivik là một người Na-Uy sẽ ảnh hưởng sâu xa đến dân chúng.  Tôi nghĩ việc này không phải do một nhóm khủng bố Hồi Giáo đứng phía sau cũng là điều tốt.  Nó nêu lên vấn đề phức tạp về di dân và các vấn đề tôn giáo cho người dân Na-Uy.  Chúng ta cần mở mắt và không đơn thuần nghĩ rằng chúng ta có thể giữ mọi tài sản này chi cho riêng chúng ta.”

Những nhà phân tích nêu câu hỏi liệu Na-Uy, chỉ nhắm vào chính sách đối ngoại với quân đội loại Al-Qaeda, có bỏ sót những đe doạ quốc nội không ?

Trong khi mối đe dọa khủng bố chính cho xã hội dân chủ quanh thế giới vẫn đến từ những kẻ cực đoan Hồi giáo, sự kiện Na-Uy hôm nay nhắc nhở rằng những kẻ da trắng cực đoan cũng là vấn đề và là mối đe dọa đang gia tăng.

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Post linh tinh đở buồn...

Ông anh cột chèo mang một cây ớt về trồng trước nhà, sau đó cở một tháng đến phiên NG tui mang một cây về. Hồi mua tưởng là ớt Xì, ai dè nó là loại ớt ăn phở :(. Buồn cười, ớt cũng như người nên ông anh cột chèo (nhưng trẻ tuổi hơn NG)nói "Hai cây này trồng trước nhà hạp phong thuỷ lắm, một cây chỉ thiên_là ớt của ổng. Một cây chỉ địa_là ớt của tui"... huhu. Xem cây của ổng nè:
Photobucket
Còn đây là Ớt của tui :-)
PhotobucketPhotobucket
Tranh thủ mùa này chăm sóc mấy vuờn rau mini để có chút chất xanh, bác sĩ dặn phải đổi gạo đỏ nhưng đâu tiện, phải giảm ăn cơm(gạo trắng) mà thay  bằng rau... Thôi thì mổi chổ một chút,  nào dấp cá, rau muống, lang, húng lủi, quế... PhotobucketPhotobucketPhotobucketLại thêm một gốc bí hay bầu chưa rỏ, do chim thả hột trước nhà, NG tui mang ra một góc sân sau trồng chưa bao lâu giờ cũng đã ra hoa đậu trái. Mới đầu còn tưởng mình làm An Tiêm trên đất Mẽo cơ đấy...
PhotobucketPhotobucketPhotobucket
Cuối cùng là hồ cá vừa "setup"lại sau khi đã thanh  lý hai con la hán xấu hoắc... Bên này nuôi cho đở buồn tay, buồn chân thôi chứ so với những hồ cá hay vườn kiểng hồi NG còn ở VN thì không so được rồi...

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Dư luận quốc tế tiếp tục quan ngại về Nhân quyền ở VN...

Nguồn: BBC Viet Nam

Lo ngại công an lạm quyền đánh chết người


Cô Trịnh Kim Tiến cầm hình của bố, Trịnh Xuân Tùng

Cô Trịnh Kim Tiến cho AFP xem tấm hình chụp bố khi nằm cấp cứu ở bệnh viện

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) nói họ vẫn tiếp tục lo ngại về việc công an Việt Nam dùng bạo lực với người dân, nhiều trường hợp dẫn đến chết người.

Một báo cáo của tổ chức đặt trụ sở ở New York, tháng Chín năm ngoái, trích dẫn có 19 trường hợp cảnh sát thô bạo, trong đó có 15 vụ gây tử vong, dựa trên tin báo giới chính thống.

Gần một năm đã trôi qua, và HRW cáo buộc rằng hầu như vẫn không có thay đổi nào tại Việt Nam.

Nói với hãng tin AFP, phó giám đốc khu vực châu Á của HRW, ông Phil Robertson, nhận xét: “Cơ bản mà nói, cảnh sát tự tiện lạm dụng quyền hành ngược đãi người bị bắt giữ. Chuyện này vượt quá tầm kiểm soát rồi.”

Vụ gần đây gây bức bối cho dư luận trong nước là vụ ông Trịnh Xuân Tùng, phường Thịnh Liệt, Hà Nội, bị công an đánh gãy xương cổ rồi chết ít ngày sau đó.

Thuật lại những gì bố của mình kể lại trước khi chết, cô con gái 21 tuổi của ông Tùng, Trịnh Kim Tiến, nói bố mình bắt xe ôm đi ra một bến xe buýt ở Hà Nội vào một buổi chiều hồi đầu năm. Ông cởi mũ bảo hiếm sang một bên để gọi điện thoại trên đường đi.

Việc không mang mũ khi đi xe máy là phạm luật, vì thế một cảnh sát đã tạm giữ phương tiện và phạt người lái xe 150,000 đồng, trị giá khoảng ba ngày lương.

AFP trích lời con gái ông Tùng nói, lái xe đã không chịu trả tiền phạt dẫn đến việc tranh cãi và xô xát khiến ông Tùng cố gắng can ngăn.

Cô Trịnh Kim Tiến nói: “Sau đó cảnh sát tấn công bố tôi.”

Ông Tùng kiếm sống bằng nghề bán chim và “chưa bao giờ có vấn đề với bất kỳ ai”, bị đánh vào cổ và lưng trước khi bị đưa tới đồn công an.

Tại đây, con gái ông tìm thấy ông trong tình trạng bị còng cả chân và tay, kêu rằng không thể cử động được.

“Họ nói bố tôi đang cố giả vờ và không ai làm gì ông ấy cả. Sau đó, ông đã chết trong bệnh viện.”

"Có vẻ Bộ Công an quan tâm việc bảo vệ chính mình hơn là bảo vệ người dân Việt Nam"

Phil Robertson, HRW

HRW nói trường hợp này làm nổi bật sự báo động về việc lạm quyền trong lực lượng công an Việt Nam, nơi mà chỉ những vi phạm nhỏ có thể gây ra những kết cục bi thảm.

Tổ chức này kêu gọi chính quyền Việt Nam nhanh chóng mở các cuộc điều tra kỹ lưỡng và minh bạch về hàng loạt ca tử vong do công an sử dụng vũ lực chết người gây nên, và xử lý những cán bộ có trách nhiệm trong việc này.

Bảo vệ ai?

Bản báo cáo hàng năm của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam dẫn ra 9 vụ tử vong trong năm 2010, tăng so với năm 2009 là không có trường hợp nào và năm 2008 là 1 vụ.

Báo cáo hồi tháng Tư nói: “Trong gần như tất cả các vụ, công an cáo buộc rằng nạn nhân đã tự sát.”

Trong một trong các vụ lạm quyền đáng chú ý nhất, ông Nguyễn Văn Khương chết trong lúc bị bắt giam sau khi ông này bị công an chặn lại vì vi phạm luật lệ giao thông ở tỉnh Bắc Giang vào năm ngoái.

Một nhà ngoại giao nước ngoài không cho biết tên nói với AFP rằng cả ngàn người đã biểu tình trước cái chết của người thanh niên trẻ và một nhân viên cảnh sát đã bị mức án 7 năm tù, một hình phạt chưa từng có cho việc công an lạm dụng quyền lực kiểu này.

Ông nói, mỗi một quốc gia, ở mức độ nhất định, đều phải đối mặt với các vấn đề trong ngành cảnh sát nhưng “cách giải quyết vấn đề đó như thế nào cũng định hình việc giải quyết các vấn đề nhân quyền nói chung. ”

Bộ Công an đã không trả lời đề nghị phỏng vấn của AFP. Tuy nhiên, chính quyền nói rằng luật pháp “nghiêm cấm việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp khi thi hành công vụ.”

Ông Phil Robertson chỉ trích: “Có vẻ Bộ Công an quan tâm việc bảo vệ chính mình hơn là bảo vệ người dân Việt Nam.”


Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Từ chỗ xa dân đến mất dân...


Nguồn : RFA Việt Nam


Từ chỗ xa dân đến mất dân...

2011-07-19

Chủ Nhật 17 tháng Bảy vừa rồi, khung trời “não nề” lại bao phủ Saìgon và Hà Nội, như nhà thơ Đỗ Trung Quân mô tả:

RFA screenshot

Người dân phải chịu cảnh đạp lên đầu lên cổ đến bao giờ.


“Giữa nắng mặt trời
Ngày
Chủ nhật
Não nề
Không thể
Não nề
Hơn”

Ươn hèn với giặc, tàn bạo với dân

Bối cảnh “não nề” đó không làm chùn bước nhà thơ Đỗ Trung Quân khi anh bày tỏ quyết tâm trong bài tựa đề “Chúng ta sẽ sẻ chia cùng đồng bào chén cơm manh áo. Trừ…”, qua đó, tác giả không quên cảnh báo việc công an đàn áp người biểu tình yêu nước:

“Rõ rồi nhé
Rõ mồn một nhé
Người Việt trấn áp người Việt nhé
Người Việt đánh đập người Việt nhé
Vì tội tày trời: Chống bọn cướp của giết người”
“Bọn cướp của giết người” này, ai cũng đã rõ, phát xuất từ Phương Bắc.

Thưa qúy vị, thêm một lần nữa – cũng như rất nhiều lần trước đó – binh lính TQ trang bị súng máy, dùi cui, lại giở “độc chiêu” cố hữu đánh đập ngư dân VN và trấn lột 1 tấn cá hôm mùng 5 tháng 7 này trước sự im lặng và “biền biệt” khó hiểu của các lực lượng, quan chức hữu trách VN, giữa lúc người dân trong nước tiếp tục bị công an VN thẳng tay đàn áp chỉ vì – nói theo lời nhà thơ Đỗ Trung Quân – “Tội tày trời: Chống bọn cướp của giết người”!
Có lẽ đây là một lý do khiến tác giả mạng “myhoangsa” nêu một loạt nghi vấn khẩn cấp:

"Bộ đội đâu? công an đâu? cảnh sát biển đâu? lính thủy đánh bộ đâu? bộ ngoại giao đâu? bà phương nga
Chính quyền đã làm được gì để bảo vệ những ngư dân...Hình ảnh của báo chí Trung Quốc
Chính quyền đã làm được gì để bảo vệ những ngư dân...Hình ảnh của báo chí Trung Quốc
đâu? sao cứ để dân VN bị lính tầu CS đánh giết hoài vậy? công an cộng sản VN đã không bênh vực nhân dân lại còn bắt bớ những người lên tiếng phản đối hành động cướp biển của giặc tầu là làm sao?"

Bộ đội đâu? công an đâu? cảnh sát biển đâu? lính thủy đánh bộ đâu? bộ ngoại giao đâu? bà phương nga đâu? sao cứ để dân VN bị lính tầu CS đánh giết hoài vậy? công an cộng sản VN đã không bênh vực nhân dân lại còn bắt bớ những người lên tiếng phản đối hành động cướp biển của giặc tầu là làm sao?
myhoangsa
Hôm Chủ nhật vừa rồi – Chủ nhật lần thứ bảy liên tiếp diễn ra cuộc biểu tình chống TQ xâm lược, người dân Việt yêu nước tại Hà Nội lại gặp vô vàn khó khăn khi bị công an nhân dân đàn áp, như 1 trong những nhân sĩ trí thức tham gia biểu tình,

TS Nguyễn Quang A, cho biết: "Lần này họ dùng bạo lực trấn áp nhiều hơn."

Mạng “Nữ Vương Công Lý” không khỏi không báo động rằng: “…lực lượng cảnh sát rất thô bỉ: chửi tục và đánh đập không tiếc tay những người yêu nước. Tiếng kêu của những người yêu nước chìm trong mớ hỗn độn của những lời tục tĩu của lực lượng công sai”.

Còn tại Saigòn thì sao ? Theo nhiều bloggers , số người biểu tình bị bắt khoảng 50 người, khi phía công an hành động, như một số người có lòng với quê hương đất nước mô tả:

"Hành động của công an rất thô bạo và ngôn ngữ thô bỉ; Họ dùng từ ngữ thô tục, dùng những từ ngữ mà chỉ có côn đồ mới dùng thôi."

Và, những hình ảnh đó lại làm cho nhà thơ Đỗ Trung Quân bất nhẫn, rằng:

Cái gì cũng tù mù
Nhưng
Trấn áp
Thì công khai.
Bóp cổ , khiêng vác, chửi thề, đánh nóng, đánh nguội
Rất minh bạch.
Hỡi những người anh em
Đánh đồng bào mình có vui không ?
Bắt đồng bào mình có sướng không ?
Rong tảo Hoàng Sa không xanh nữa
San hô Hoàng Sa đỏ màu máu
Và, nhà thơ Trần Mạnh Hảo cũng không khỏi không bùi ngùi:
Có nơi nào trên thế giới này
Như Việt Nam hôm nay
Bắt cả đàn ông lẫn phụ nữ. Source danlambao
Bắt cả đàn ông lẫn phụ nữ. Source danlambao
Yêu nước là tội ác

Biểu tình chống ngoại xâm bị “nhà nước”bắt?”
“…lực lượng cảnh sát rất thô bỉ: chửi tục và đánh đập không tiếc tay những người yêu nước. Tiếng kêu của những người yêu nước chìm trong mớ hỗn độn của những lời tục tĩu của lực lượng công sai”.
nuvuongcongly

Tội ‘nặng nhất” trong hiến pháp”?

Điều gọi là “tội yêu nước” ấy khiến blogger Nguyễn Hưng Quốc dám chắc trên thế giới này, kể cả VN, không ở đâu ghi cái “Tội yêu nước” trong Hiến pháp cả.

Vậy mà, vẫn theo GS Nguyễn Hưng Quốc, “trên thực tế, nó lại bị xem là 1 cái tội, thậm chí, tương đương với cái tội được ghi là ‘nặng nhất” trong hiến pháp” VN. GS Nguyễn Hưng Quốc nhớ lại:

"Chỉ xin mọi người nghĩ và nhớ đến những người bị bắt bớ chỉ vì “tội” duy nhất là chống lại Trung Quốc, và một phần nhỏ, nạn độc tài trong nước, như nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, blogger Anh Ba Sài Gòn Phan Thanh Hải và Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Còn nữa.
Những người vì tham gia các cuộc biểu tình chống sự gây hấn và xâm lấn của Trung Quốc trong các ngày Chủ nhật… vừa qua mà bị công an bắt bớ, quấy nhiễu và đe dọa, đã phạm tội gì? Vâng, tất cả những người đó đã phạm tội gì? Câu trả lời không thể tránh được: Tội yêu nước. Tôi cho không có gì phản ánh đầy đủ diện mạo của nhà cầm quyền bằng sự kiện biến lòng yêu nước thành một cái tội. "
Những người vì tham gia các cuộc biểu tình chống sự gây hấn và xâm lấn của Trung Quốc trong các ngày Chủ nhật… vừa qua mà bị công an bắt bớ, quấy nhiễu và đe dọa, đã phạm tội gì? Vâng, tất cả những người đó đã phạm tội gì? Câu trả lời không thể tránh được: Tội yêu nước.
GS Nguyễn Hưng Quốc
Cảnh nhiễu nhương như vậy khiến blogger Hà Văn Thịnh “Không thể hiểu nỗi”. Theo GS Hà Văn Thịnh, thì cung cách hành xử  vừa vô lý vừa kém cỏi của các cơ quan chức năng” thể hiện tâm trạng bối rối của họ phát xuất từ “ cái ‘tầm’ thiển cận của hiểu biết, nghèo đói về nghĩ suy, thiếu vắng về phương pháp, đau đớn về lòng tự trọng và sụp đổ về niềm tin”, khiến ông ngồi trước máy tính mà “chỉ còn có thể thở dài rồi nói với cái máy tính lặng câm: Tại sao lại thế?”

GS Hà Văn Thịnh nhận xét: 

"Nếu các vị có chức quyền lo sợ ‘từ tia lửa sẽ bùng lên ngọn lửa’ thì cách hay nhất, hợp lý nhất không phải là đàn áp mà là vừa tự sửa mình, vừa đồng thuận với Lòng Dân (Lòng Dân ở đây bao gồm cả Tổ Tiên,
Không kém gì an ninh và công an Nhóm tự quản tự quản đeo băng đỏ cũng thô tục và mạnh tay. Photo Blog ABS
Không kém gì an ninh và công an Nhóm tự quản tự quản đeo băng đỏ cũng thô tục và mạnh tay. Photo Blog ABS
Giang Sơn, Xã Tắc).

Con đường ngắn nhất, rõ như ban ngày ấy, sao cứ có chức quyền là bịt mắt bưng tai? Dường như các vị không học lịch sử nên không biết rằng từ chỗ xa dân đến chỗ mất dân, mất nước chỉ có một bước?…
Là một công dân – tự cho rằng mình hiểu về Trung Quốc không ít lắm, tôi muốn nói rằng việc bắt bớ, đàn áp thô bạo những người biểu tình là cách làm hạ sách của những người có trách nhiệm. Làm như thế chẳng khác gì đang vẽ đường cho cá mập chạy, lưỡi bò liếm.
Tai họa hơn nữa, các vị đang đánh mất những cơ hội cuối cùng để có sự thứ tha – thông hiểu của dân tộc. Các vị sai nhiều không kể xiết nhưng, 90 triệu người Việt có thể tạm gạt sang một bên để cứu nước, cứu nhà.

Giữa lúc giới truyền thông “lề phải” trong nước ra sức mô tả phong trào chống TQ xâm lược của người dân yêu nước là “những cuộc tụ tập của một số ít người”, thì nhiều trang mạng nhật ký “lề trái” đề cập tới tầm quan trọng của lòng dân ngày càng sôi sục, căm hờn trước hiểm họa cướp biển, cướp đất VN từ Phương Bắc và những “đồng thuận trời ơi đất hỡi” – nói theo lời blogger Hà Văn Thịnh – của giới cầm quyền VN.

Blogger Bùi Tín nhận xét rằng: “Thế yếu của chính quyền là bị tố cáo ‘ươn hèn với giặc, tàn bạo với dân’, bán rẻ chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải quốc gia, đi đêm với kẻ thù bành trướng… với nhiều dẫn chứng khó chối cãi. Một thế yếu nữa là thất hứa trong chống tham nhũng, còn tỏ ra bênh che và thực hiện tham nhũng vô độ, tự mình trở thành kẻ nội xâm, tự mình từ bỏ tính chính đáng trước con mắt tinh tường của nhân dân…Thế rất mạnh của lực lượng đối lập là nêu cao lòng yêu nước, thương dân, truyền thống bất khuất chống ngoại xâm, dương cao lá cờ yêu nước truyền thống”.
Dường như các vị không học lịch sử nên không biết rằng từ chỗ xa dân đến chỗ mất dân, mất nước chỉ có một bước?…Là một công dân – tự cho rằng mình hiểu về Trung Quốc không ít lắm, tôi muốn nói rằng việc bắt bớ, đàn áp thô bạo những người biểu tình là cách làm hạ sách của những người có trách nhiệm.
GS Hà Văn Thịnh
Bức ảnh này cũng sẽ đi vào lịch sử … chống ngoại xâm của Nhân dân Việt Nam- Báo TTức Hàng Ngày (Ảnh ABS)
Bức ảnh này cũng sẽ đi vào lịch sử … chống ngoại xâm của Nhân dân Việt Nam- Báo TTức Hàng Ngày (Ảnh ABS)

Qua bài “ ‘Viên đạn’ đòan kết dân tộc” được nhiều trang mạng nhật ký phổ biến, tác giả Hùynh Ngọc Tấn nhận thấy ngày càng có nhiều thành phần xã hội lên tiếng về vận nước vì họ ý thức rằng đảng và nhà nước VN ngày càng tỏ ra “là 1 trở ngại cho nhân dân” trong công cuộc chống hiểm hòa từ phương Bắc:

"Những ngày vừa qua, chắc là Bộ chính trị CSVN đã thấy lòng dân VN đang sôi sục, ý chí bảo vệ đất nước và niềm tự hào dân tộc trào dâng trên đường phố, trong lòng người. Không dễ gì CSVN muốn là làm được.
Đã có những tiếng nói từ những nhân sĩ trí thức, từ trong Quốc hội của CSVN kêu gọi Dân chủ, vì những con người này đã ý thức được rằng chế độ này và Đảng CSVN là một trở ngại để nhân dân VN có thể đương đầu chống lại âm mưu bá quyền xâm lược của Đại Hán."

Một trong những trở ngại đó, theo nhiều bloggers, thể hiện qua việc Hội nghị Trung ương đảng CSVN vừa kết thúc hôm Chủ nhật mùng 10 vừa rồi không đề cập gì tới vấn đề biển Đông, khiến một trong những cựu viên chức từng trăn trở cho vận nước, ông Lê Hồng Hà, lên tiếng với đài BBC hồi tuần rồi rằng:

"Vấn đề sôi nổi, liên hệ trực tiếp đến vận mệnh của đất nước, đến tâm trạng của các tầng lớp nhân dân, là vấn đề Biển Đông, thì Hội nghị Trung ương đã không bàn gì hết, cũng như không đưa ra một tuyên bố gì về vấn đề này."

Qua bài “Vực lại Hào Khí Diên Hồng” được phổ biến trên nhiều trang blog, Nhóm Ngày Chủ Nhật khẳng định rằng hiện “đã đến lúc chúng ta phải vực lại Hòa Khí Diên Hồng”. Nhóm Ngày Chủ Nhật nhận định:

"Nhờ vào lòng yêu nước mà suốt chiều dài lịch sử dân tộc hàng hàng lớp lớp thế hệ Việt Nam đã cùng nhau dựng nước và giữ nước. Nhờ vào lòng yêu nước mà trên bản đồ thế giới ngày nay vẫn tồn tại một quốc gia mang tên gọi Việt Nam.Yêu nước không những là nghĩa vụ, lý tưởng sống cao đẹp, mà còn là
Sinh viên Paul Nguyễn Minh Nhật tham gia biểu tình bị bắt một cách thô bạo lên xe
Sinh viên Paul Nguyễn Minh Nhật tham gia biểu tình bị bắt một cách thô bạo lên xe.(ngày 5 tháng 6, 2011)Source blog ABS
quyền của công dân.

Mọi hành động ngăn cản, trấn áp lòng yêu nước của nhân dân là đi ngược quyền lợi chung của dân tộc, là phản bội tổ quốc.
Không một triều đại, thể chế, tập đoàn, đảng phái hay chính phủ nào có thể độc quyền nắm giữ và loại trừ sự tham gia của nhân dân vào việc quyết định vận mạng chung của đất nước."

Qua blog Anh Ba Sàm cùng nhiều trang mạng nhật ký khác, nhà thơ Đỗ Trung Quân mô tả lòng yêu nước thiết tha ấy qua nghĩa cử - và nghĩa vụ “Chúng ta sẽ sẻ chia cùng đồng bào chén cơm manh áo”, với đọan kết đầy quyết tâm bảo vệ quê hương:

Ta biết những thằng thái thú
Có đủ lý do ăn mừng
Rượu Mao đài tưới xuống
Biển Đông…
Nhưng chúng ta sẽ nói trong vị mặn của máu
Như vị mặn của máu ngư dân
Ta sẽ sẻ chia cùng đồng bào chén cơm manh áo
Từng chiếc thuyền nan
Nhưng …
Điều này là chắc chắn.
Một – tấc – biển – Đông
Cũng
Không !

Hồi ở trung học, có đọc trong sách giảng văn một tích thời Nghêu&Thuấn của tàu hủ thúi về Hứa Do&Sào Phủ.Tui tâm đắc câu"Nghe mà rửa, chi bằng giữ vẹn đừng nghe!". Ngỡ dễ làm vậy sao? Bây giờ tui hông thể"Xem mà tức,chi bằng giữ vẹn đừng xem!" Dù là xem blog lề trái hay báo chí lề phải, tui tức vì những điều đã đọc lẩn những thứ báo chí Việt Nam hổng dám đăng cho người dân đọc. Buồn thay :((... Thương cho những mạng xã hội, những tấm lòng yêu nước đang bị họ ra sức bưng bít, ngăn chận, răn đe. Nhục cho một nền báo chí lề phải nô bộc. Nản gì đâu luôn :((

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Chời chời... sao mà tui khoái đọc mấy cái tin xấu về xứ này quá đi, lạ hè??? >>> http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/07/dau-ngoai-khoi-trung-quoc-tran-vao-bo/

Bè bạn nào rảnh thì vọc thử món này đi nghen, phòng khi bọn xấu nó làm khó với Multiply như yahoo 360 hồi xưa :) >>> http://nhipsongso.tuoitre.vn/nhip-song-so/447484/MultiMi-cong-cu-truyen-thong-xa-hoi-dang-trai-nghiem.html

Có lẽ cái bọn hèn với giặc ác với dân luôn học tập ông cố nội cha chúng từ những điều này!

Nguồn: Tuổi Trẻ Online

Tân Cương: bạo động làm 14 người thiệt mạng

TT - Ngày 20-7, sau hai ngày xảy ra vụ tấn công đồn cảnh sát Nạp Nhĩ Ba Cách, thành phố Hòa Điền (Tân Cương, Trung Quốc), chính quyền khu tự trị này mới công bố thêm 14 người trong số nhóm tấn công đã bị cảnh sát bắn chết.

Hiện trường đồn cảnh sát Nạp Nhĩ Ba Cách sau vụ tấn công ngày 18-7 - Ảnh: tienshannet.cn

Theo Tân Hoa xã, trước đó (ngày 18-7) chính quyền Tân Cương công bố có bốn người chết gồm hai cảnh sát và hai dân thường là một bé gái và một phụ nữ. Trang web chính quyền Tân Cương (www.xinjiang.gov.cn) cho biết cảnh sát đã bắn chết 14 người. Trang web này mô tả 18 người Duy Ngô Nhĩ trong độ tuổi 20-40 trang bị búa, dao, bom xăng, kíp nổ đã ẩu đả, đập phá và phóng hỏa nhiều vật dụng trong đồn cảnh sát này, sau đó treo cờ tôn giáo trên nóc đồn.

Chính quyền Tân Cương cáo buộc đây là một cuộc tấn công khủng bố, nhóm người này đã mua và tự chế tạo vũ khí, sau đó ẩn náu ở sa mạc Hòa Điền nhiều ngày trước khi tấn công. Song nguyên nhân vụ tấn công vẫn chưa được cảnh sát Tân Cương giải thích rõ. Trong khi đó, có tin cho rằng 20 người Duy Ngô Nhĩ thiệt mạng, trong đó 14 người bị cảnh sát đánh đến chết và sáu người bị bắn hạ.

Tân Cương vẫn đang trong tình trạng an ninh thắt chặt sau hai năm xảy ra cuộc đụng độ đẫm máu giữa tộc người Duy Ngô Nhĩ và người Hán ở Urumqi làm gần 200 người chết.

MỸ LOAN

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Vài thông tin trên báo nước ngoài về"ngày hôm qua" ở VN...

TỪ BBC

Biểu tình ở Hà Nội: Công an 'đánh' người

Cảnh sát khiêng người biểu tình

Cảnh sát bị tố cáo ứng xử thô bạo với nhiều người biểu tình hôm 17/7 ở thủ đô Hà Nội

Người biểu tình và phóng viên ở Hà Nội nói công an đánh đập những người biểu tình bị bắt giữ tại một số nơi trong đó có quận Hoàn Kiếm.

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, một trong những người tham gia biểu tình sáng nay, cũng nói cảnh sát có hành vi "thô bạo" để giải tán biểu tình.

Trên blog cá nhân ông Diện viết: "Sáng nay, 08h45, đoàn biểu tình tập hợp ở góc Trần Phú của Vườn hoa Lenin thì lực lượng cảnh sát đã đưa tới ba xe bus, hốt mọi người lên xe một cách rất thô bạo.

"Đã thấy ở Hà Nội ngàn năm văn hiến cảnh lực lượng an ninh bốc người lên xe như khiêng một con vật.

"Trong số những người bị hốt lên xe, cả cả phụ nữ và trẻ em, trong số các phụ nữ có Bà Nguyễn Nguyễn Bình (Nhà văn) là con gái của Nhà cách mạng lão thành Nguyễn Trọng Vĩnh.

Họ khênh tôi và một số người khác lên ô tô và tống vào 'bốt' Hàng Trống, công an quận Hoàn Kiếm, nhốt mỗi người một phòng và đấm đá túi bụi.

Một người biểu tình trong ngày 17/7

Cũng trên blog của Tiến sỹ Diện sau đó đã có bình luận của Tướng Vĩnh: "Người dân trong tay không có gì, chỉ biết tỏ lòng yêu nước bằng biểu tình hòa bình trong trật tự để phản đối sự xâm phạm chủ quyền và lợi ích của Tổ Quốc sao lại bị bắt.

"Chẳng lẽ những người bắt họ không có lòng yêu nước, không có lương tâm?!

Một phóng viên ở Hà Nội nói với BBC có thanh niên 16 tuổi bị đá vào mặt gây chảy máu.

Còn một người biểu tình khác nói anh bị bắt ở gần Vườn hoa Cổ Tân (mạn Hồ Hoàn Kiếm) và bị một số công an xông vào đánh trước khi được thả:

"Họ khênh tôi và một số người khác lên ô tô và tống vào 'bốt' Hàng Trống, công an quận Hoàn Kiếm, nhốt mỗi người một phòng và đấm đá túi bụi.

"Có bốn công an vào đánh xong bảo 'ĐM mày, mày bảo tao đánh mày à?'

"Tôi bảo 'mày đang đánh tao đây còn gì' thì nó bảo 'ĐM mày, thế thì tao phải đánh cho mày không nhận ra là ai đánh mày nữa."

'Xe ôm'

Trong khi đó một người tham gia biểu tình từ đầu giờ sáng nói với BBC:

"Có mấy đội [biểu tình sáng nay], đội tích cực nhất của anh Phương [Nguyễn Văn Phương - người đọc Tuyên cáo tại Nhà hát Lớn trong ngày biểu tình 3/7] bị bắt ngay từ đầu. Ra giương biểu ngữ lên, hô hét được mấy phút thì bị tóm lên xe buýt.

"Còn đội thứ hai là đội bất đồng chính kiến."

Tiến sỹ Nguyễn Quang A, người thuộc nhóm được gọi là "bất đồng chính kiến" nói nhóm của ông cũng bị ngăn chặn.

"Chúng tôi đi đến được Cửa Nam thì họ chặn hết đằng trước, đằng sau, họ chặn bên trái, họ chặn bên phải và mọi người không thể đi sang đường Hai Bà Trưng được.

Chắc là họ nhận được lệnh của trên và họ buộc phải làm theo lệnh thôi.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói về lực lượng an ninh

"Sau đó mọi người phải nói với nhau để xé lẻ ra và đi xe ôm đến Nhà hát Lớn.

"Ra trước cửa Nhà hát Lớn độ 11h30 rồi cùng nhau ở đấy và giải tán đi về."

Tiến sỹ Quang A nói khoảng một nửa trong số 60 người thuộc nhóm của ông tới được Nhà hát Lớn.

Ông nói thêm: "Theo chúng tôi được biết, những anh em bị đưa đến Mỹ Đình thì cũng khoảng hơn 12h thì người ta thả ra và anh em lại tiếp tục biểu tình trên đường từ Mễ Trì đi về trung tâm."

Bình luận về những người chặn đoàn biểu tình, ông Quang A nói:

"Trừ một vài người, còn đại bộ phận đều là những anh em rất là trẻ.

"Chắc là họ nhận được lệnh của trên và họ buộc phải làm theo lệnh thôi."


Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Sau khi không thể "tha lần lượt" bốn mươi sáu người biểu tình(do họ không đồng ý cách giải quyết như vậy, đòi phải thả hết), công an mỹ đình đã thả tất cả cùng một lúc. Em gái cưng Aqua và mọi người đang phải chờ đón xe để về; hi vọng tất cả được về đến nhà bình yên. Cảm ơn những động viên tinh thần và sự chia sẻ, lo âu của bè bạn blog dành cho em gái Aqua và những"Nạn nhân do lòng yêu nước" trong ngày hôm nay :)). Aqua ơi, nếu mi có giận vì wynh già khiến mi tập tểnh "Lốc liếc" và các cái thì ta hôn mi trừ nhá, hihi.

Em gái blogger Hà Nội Aquapham và rất nhiều người tham gia biểu tình đã bị cưỡng chế, bắt giữ và dồn lên xe để chở về đâu chưa biết. Khốn nạn thay lủ tay sai mặt dầy. Cầu nguyện cho em và tất cả những"nạn nhân từ lòng yêu nước"trong ngày hôm nay. Tôi yêu và quý trọng tất cả các bạn, những đồng bào của tôi.

'Nhân sự cũ lại không bàn về biển đảo'...

Nguồn: BBC Việt Nam

Hình do PetroVietnam công bố về vụ ngày 26/5 mà phía Việt Nam cho là tàu Trung Quốc đã gây hấn

Hội nghị Trung ương II của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mất một tuần họp bàn nhưng lại không đề cập đến chủ đề thời sự nóng bỏng là tranh chấp ngoài Biển Đông, gây ra thất vọng trong giới vận động chính trị.

Trả lời BBC Việt Ngữ ngày 12/7, ông Lê Hồng Hà, cựu chánh văn phòng Bộ Công an nhưng nay là nhà bình luận thời sự, cho rằng phương án nhân sự cao cấp đệ trình lên Quốc Hội khóa tới "vẫn là theo đường lối lâu này, chưa có gì đổi mới".

Nhưng theo ông, riêng việc Hội nghị trung ương kết thúc kỳ họp hôm Chủ Nhật 10/7 vừa qua mà không đề cập tới chủ đề Biển Đông là chuyện rất đáng nói.

Tình hình căng thẳng tại Biển Đông trong mấy tháng gần đây đã dẫn tới phản ứng của Việt Nam và Philippines trước hoạt động khẳng định chủ quyền mạnh bạo của Trung Quốc tại đây.

Trung Quốc một mặt kêu gọi giải quyết tranh chấp qua thương lượng một cách hòa bình, mặt khác kiên quyết tuyên bố chủ quyền tại phần lớn khu vực Biển Đông.

Ông Hồ Xuân Sơn (trái) được Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc đón trong chuyến sang Trung Quốc gần đây

Thứ trưởng Việt Nam, ông Hồ Xuân Sơn (trái) được Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc đón trong chuyến sang Trung Quốc gần đây

Philippines nói Trung Quốc đã vi phạm hải phận hàng chục lần từ cuối tháng Hai và chính phủ Manila có dự tính đưa vấn đề Biển Đông ra diễn đàn an ninh khu vực ARF tại Indonesia vào giữa tháng này và khiếu nại Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc.

Trong khi đó Việt Nam cáo buộc tàu Trung Quốc gây hấn và phá hoại thiết bị tàu thăm dò dầu khí và chính những vụ việc này đã dẫn tới các cuộc biểu tình quần chúng phản đối Trung Quốc tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

"Buồn và thất vọng"

Theo phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, giải thích thì biểu tình là "phản ứng của người dân trước những sự kiện ở Biển Đông".

Tôi cho rằng thái độ như thế là hơi bạc nhược

Ông Lê Hồng Hà

Tuy nhiên, tại hiện trường, công an Việt Nam đã bắt giữ một số người biểu tình cùng với các trợ lý báo chí của các cơ quan thông tấn nước ngoài đến đưa tin về vụ việc trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 10/7.

Việc chính phủ Việt Nam không có thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc đã khiến những người như ông Lê Hồng Hà cảm thấy "buồn và thất vọng".

Ông Lê Hồng Hà giải thích: "Vấn đề sôi nổi, liên hệ trực tiếp đến vận mệnh của đất nước, đến tâm trạng của các tầng lớp nhân dân, là vấn đề Biển Đông, thì Hội nghị Trung ương đã không bàn gì hết, cũng như không đưa ra một tuyên bố gì về vấn đề này."

"Có lẽ người ta cho rằng cần có sách lược đúng đắn trong việc đấu tranh với Trung Quốc về Biển Đông nên họ có thái độ như vậy, nhưng theo tôi Trung ương họp bàn mà không tỏ thái độ về vấn đề Biển Đông thì như thế sẽ không có lợi cho uy tín của Đảng đối với nhân dân đất nước này," ông Lê Hồng Hà nói.

Vẫn theo ông Lê Hồng Hà trước việc "Trung Quốc có những hành động xâm lấn trắng trợn và rất ngang ngược" thì tất nhiên Biển Đông đang trở thành vấn đề chính trị sôi nổi.

Trước lập luận rằng chính phủ Việt Nam có thể cho rằng Trung Quốc là một nước lớn, nếu tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc thì có thể không có lợi về phương diện ngoại giao, ông Lê Hồng Hà nói:

Đại hội của Đảng Cộng sản cầm quyền hồi tháng 1/2011 đã không tạo được chuyển biến lớn về chính trị

"Chính phủ Việt Nam có thể cho rằng sách lược như thế là khéo léo mềm mỏng hơn, nhưng tôi không đồng ý với điều đó. Tôi cho rằng thái độ như thế là hơi bạc nhược."

Mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Hồ Xuân Sơn sang thăm Trung Quốc và họp bàn với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc, hôm 25/06, một động thái được nhìn nhận như một nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp giữa hai nước qua con đường thương thảo.

Tân Hoa Xã hôm 28/06 dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, nói Bắc Kinh hy vọng Hà Nội sẽ thực hiện những gì hai bên đạt được trong chuyến đi của ông Sơn.

Điều này khiến một phần dư luận Việt Nam đã bàn luận nhiều, và sau đó, 18 trí thức trong nước ký tên yêu cầu nhà nước cung cấp "thông tin chi tiết (toàn văn) thỏa thuận đã đạt được (nếu có) giữa ông Hồ Xuân Sơn và đại diện Trung Quốc".

Gần đây nhất, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Hai 11/07 kêu gọi Việt Nam và Philippines sử dụng biện pháp 'ngoại giao khôn khéo' cùng vào thời điểm Bắc Kinh điều tàu ngư chính 46012 tới Trường Sa.

Hãng Reuters trích lời Thứ trưởng Trung Quốc, bà Phó Oánh, nói trong bài phát biểu tựa đề 'Phát triển hòa bình của Trung Quốc và môi trường quốc tế' tại Hong Kong: "Điều quan trọng là cần xử lý các điểm bất đồng".

Quốc hội Việt Nam khóa XIII sẽ bắt đầu họp phiên đầu tiên ngày 21/07, trong thời gian 23/07- 27/07 sẽ bỏ phiếu bầu lãnh đạo Nhà nước, và lãnh đạo Chính phủ sẽ được bầu vào ngày 02/08.

Các phương án về nhân sự được báo chí nhà nước ca ngợi là "hợp lý nhất" cho tình hình hiện nay.


Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

Vô đề...

Hoàng hạc không lối về đồi sim

Ta mang nỗi nhớ trĩu con tim
Phần ba đời cuối hà phương lạc
Biết lấy ai chia sẻ nỗi niềm?

Nhất nhật bất kiến tam thu hề
Một ngày xa xứ, ngày ủ ê
Quanh ta đông đúc mà quạnh vắng
Gượng sống và mong một ngày về
...

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Đọc báo giúp bạn: "Mỏ kim cương lớn nhất thế giới"

Nguồn : Báo Pháp Luật thành phố

Cận cảnh mỏ kim cương lớn nhất thế giới
Mirny - mỏ kim cương lớn nhất thế giới tọa lạc ở Mirna, phía đông vùng Siberia thuộc Nga. Mỏ này sâu 525 mét và có đường kính 1.200 mét.

Vị trí mỏ Mirny ở phía đông vùng Siberia thuộc Nga. Ảnh: The Tech Journal
 
Mỏ Mirny to lớn tới mức vùng không phận phía trên nó là "khu vực cấm" đối với trực thăng vì một số vụ tai nạn đã xảy ra khi trực thăng bị các luồng không khí đi xuống hút vào.

Xe tải BELAZ - một trong những phương tiện khổng lồ trên thế giới. Ảnh: The Tech Journal
 
Để giúp bạn dễ tưởng tượng quy mô của mỏ Mirny, hãy xem sự minh họa dưới đây: Chiếc xe tải BELAZ khổng lồ, trọng tải 200 - 220 tấn, thuộc loại "khủng" nhất thế giới (ảnh trên) trông giống như một điểm nhỏ khi xuất hiện trên miệng mỏ kim cương (ảnh dưới).

Xe tải BELAZ trông giống như một điểm nhỏ (hướng mũi tên màu đỏ) khi xuất hiện trên miệng mỏ kim cương. Ảnh: The Tech Journal
 
Thị trấn Mirna - nơi tọa lạc mỏ Mirny - được giới hạn nghiêm ngặt đối với người bên ngoài không có giấy phép đặc biệt. Nhà chức trách địa phương cũng nhìn mọi người ngoại quốc với vẻ hoài nghi.

Mỏ Mirny được các nhà địa chất Liên Xô Yuri Khabardin, Ekaterina Elagina và Viktor Avdeenko phát hiện vào ngày 13/6/1955 trong cuộc thám hiểm Amakinsky quy mô ở Yakut ASSR. Họ đã tìm thấy các dấu vết của đá núi lửa kimberlite, vốn thường gắn với kim cương. Phát hiện này là thành công đầu tiên trong việc tìm kiếm kimberlite ở Nga, sau hàng loạt cuộc thám hiểm thất bại trong những năm 1940 và 1950. Nhờ thành công này, vào năm 1957, ông Khabardin đã được trao giải thưởng Lenin - một trong những giải thưởng cao quý nhất của Liên Xô.

Việc khai thác mỏ Mirna bắt đầu năm 1957 trong điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Bảy tháng mùa đông mỗi năm khiến mặt đất trở thành tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu và rất cứng rắn. Tuy nhiên, đến mùa hè, mặt đất lại biến thành bùn nhão. Người ta đã phải nâng đỡ các tòa nhà trên hệ thống cột trụ để chúng không bị lún chìm vào mùa hè, và nhà máy xử lý kim cương chính được xây dựng trên nền đất tốt hơn ở cách mỏ 20km.

Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp tới mức lốp xe hơi và thép sẽ bị vỡ và dầu sẽ đóng băng. Các công nhân sử dụng động cơ phản lực để phá băng và khoan sâu vào lớp băng vĩnh cửu hoặc cho nổ tung nó bằng thuốc nổ để tiếp cận với đá kimberlite nằm ở phía dưới. Mỏ toàn bộ đã được bảo hiểm vào ban đêm để ngăn chặn các máy móc thiết bị đóng băng. Toàn bộ mỏ phải được che phủ vào ban đêm để ngăn chặn việc máy móc bị đóng băng.

Trong những năm 1960, mỏ Mirny đã sản xuất được 10 triệu carat kim cương (2.000kg) mỗi năm, trong đó có tới 20% số đá quý đạt chất lượng hảo hạng. Đây là mỏ kim cương đầu tiên cũng như lớn nhất ở Liên Xô. Hoạt động bề mặt của mỏ kéo dài 44 năm và cuối cùng chấm dứt vào tháng 6/2001.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô, vào những năm 1990, mỏ Mirny nằm dưới sự quản lý của công ty kim cương Sakha và mang lại lợi nhuận hàng năm lên tới hơn 600 triệu USD từ việc bán kim cương thành phẩm. Hiện tại, Alrosa - công ty khai thác kim cương lớn nhất Nga, đang quản lý mỏ và thuê 3.600 công nhân khai thác.

Theo Thanh Bình Tổng hợp (VNN)


Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

Tranh chấp Biển Đông: Phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt về 'Công hàm Phạm Văn Đồng'

Nguồn : VOA Vietnamese

Trong vài ngày qua, dư luận Việt Nam lại xôn xao bàn tán về bức công hàm ngoại giao mà Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gởi vị tương nhiệm Chu Ân Lai của Trung Quốc năm 1958, sau khi bản tin hôm 28 tháng 6 của Tân Hoa Xã nhắc đến văn thư này như một bằng chứng cho thấy Việt Nam thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Ban Việt ngữ VOA đã tiếp xúc với Thạc sĩ Hoàng Việt, một thành viên của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông, để tìm hiểu thêm về vấn đề được một số người Việt Nam cho là "làm sôi sục cả tim gan" này.


VOA: Xin cảm ơn giáo sư đã có nhã ý cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Trước hết, xin ông trình bày sơ qua về nội dung của lá thư thường được gọi là "công hàm Phạm Văn Đồng" và cho biết văn kiện ngoại giao này được đưa ra trong bối cảnh như thế nào?

Hoàng Việt: Thưa anh, trước hết là về bối cảnh đưa ra công hàm mà năm 1958 ông Phạm Văn Đồng đã ký. Thứ nhất là lúc đó quan hệ Việt Nam-Trung Quốc vẫn còn như là anh em, vừa là đồng chí vừa là anh em. Năm 1949, Quân Giải phóng Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ của Trung Quốc, sau đó trao trả lại cho Trung Quốc. Thế rồi sang năm 1957 Trung Quốc chiếm lại từ tay một số lực lượng khác đảo Bạch Long Vĩ và sau đó đã trao trả lại cho Việt Nam.

Muốn nói tới câu chuyện đó để làm gì? Đấy là lúc đó hai nước tình cảm rất là chặt chẽ với nhau. Và năm 1958 nó có bối cảnh là gì? Sau sự thất bại của hội nghị La Haye về luật biển năm 1930 để pháp điển hóa luật biển, đến năm 1958 – từ khoảng tháng 2 đến tháng tư, đã có hội nghị đầu tiên về Công ước Luật biển. Và sau đợt họp này đã ra được 4 công ước khác nhau, trong đó có Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải. Tuy nhiên, hội nghị này thất bại vì đưa ra được giới hạn là lãnh hải tối đa 12 hải lý nhưng không thống nhất được là 12 hải lý. Và mỗi quốc gia lại đưa ra một yêu sách khác nhau: Mỹ yêu cầu lãnh hải là 3 hải lý, có một số nước là cho 4,5 hải lý, còn Trung Quốc đưa ra quan điểm là 12 hải lý, và một số nước Nam Mỹ còn đưa ra quan điểm là 200 hải lý.

Trong bối cảnh đó Trung Quốc đưa ra tuyên bố của ông Chu Ân Lai về lãnh hải và tuyên bố lãnh hải là 12 hải lý, và vận động quốc tế, trong đó có Việt Nam, là nước có mối tình thân thiết với Trung Quốc, để yêu cầu ủng hộ cho tuyên bố 12 hải lý đó. Còn nội dung công hàm thì có một số điều cơ bản như thế này. Thứ nhất, ông nói rằng dựa vào tuyên bố của ông Chu Ân Lai cho rằng lãnh hải Trung Quốc kéo dài 12 hải lý ông Đồng nói rằng chúng tôi tán thành và chấp nhận “hải phận” 12 hải lý. Đấy là bối cảnh và nội dung của công hàm Phạm Văn Đồng. Tuy nhiên sau này người ta diễn giải, đặc biệt là Trung Quốc. Chắc có lẽ ông Đồng cũng không ngờ là sau này công hàm của ông lại được Trung Quốc diễn giải một cách khác nhau rất nhiều như vậy.

VOA: Thưa giáo sư, theo chỗ chúng tôi được biết thì phải mất mấy mươi năm sau Trung Quốc mới lấy lá thư năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng làm một luận cứ để hỗ trợ cho đòi hỏi của họ về chủ quyền biển đảo ở Biển Đông. Ông nghĩ sao về việc Trung Quốc giờ đây lại đề cập tới "công hàm Phạm Văn Ðồng" vào thời điểm như thế này?

Hoàng Việt: Chính sách của Trung Quốc là tuyên truyền bằng mọi cách để làm sao bảo vệ được luận cứ của họ ở Biển Đông. Có lẽ là bắt đầu từ cuộc căng thẳng mà hai bên tranh chấp với nhau ở quần đảo Trường Sa năm 1988. Tôi cũng chưa có thời gian để coi lại xem trong các tuyên bố chính thức của Trung Quốc họ đưa ra cái luận điểm, cái công hàm này, từ khi nào. Nhưng trong tất cả các sách sử của Trung Quốc, ngay từ các cuốn sách như cuốn “Ngã quốc Nam hải chư đảo sử liệu hối biên”, vân vân.. một loạt các sách khác của Trung Quốc, khi nào nói về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa họ cũng đưa cái công hàm này vào trong đó. Và tôi có kiểm tra lại thì ngay cả trong năm 2000 trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đưa lên những thông tin như vậy. Có lẽ là trong bối cảnh vừa rồi, trong vụ cắt cáp tàu Bình Minh và tàu Viking, cũng như sự xung đột va chạm căng thẳng lên, Trung Quốc đưa ra những lập luận để bảo vệ yêu sách biển của họ, trong đó có yêu sách đường lưỡi bò.

VOA: Thưa giáo sư, giới nghiên cứu Biển Đông ở Việt Nam nhận định như thế nào về giá trị của "công hàm Phạm Văn Ðồng" trong vụ tranh chấp pháp lý với Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông? Và giới học thuật quốc tế, không kể tới Trung Quốc và Đài Loan, nghĩ sao về văn kiện này?

Thạc sĩ Hoàng ViệtThạc sĩ Hoàng Việt

Hoàng Việt: Đương nhiên, các học giả quốc tế cũng có hai trường phái. Một trường phái, ví dụ như ông Daniel J. Dzurek cố vấn pháp lý của công ty Crestone Oil, là công ty được Trung Quốc cấp phép để thăm dò khai thác dầu trên bãi Tư Chính năm 1992. Ông ấy cho rằng như vậy có nghĩa là đã được công nhận rồi. Còn một số các học giả khác, như Monique Chemillier- Gendreau thì cho rằng nó chưa thành một cái công nhận.

Còn quan điểm của bên Việt Nam, như tôi là một học giả bình thường, tôi cho như thế này:

Thứ nhất, ông Đồng hay bất cứ ông nào ở miền Bắc lúc đó cũng chẳng có quyền gì mà có thể nói chuyện công nhận hay cho ai cái gì được cả. Bởi vì theo hiệp định Geneve 1954 thì [Việt Nam] đã chia đôi, từ vùng vĩ tuyến 17 trở về bên ngoài là chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý lãnh thổ đó, từ vĩ tuyến 17 vào trong là chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý. Và như vậy là rõ ràng là các ông ở miền Bắc, dù có là ông nào đi chăng nữa, tôi nghĩ rằng cũng chẳng có quyền gì mà lại tuyên bố được với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc một chính quyền khác quản lý. Thế Việt Nam Cộng hòa có phải là một quốc gia không? Là một quốc gia chứ! Là một quốc gia bình thường và thậm chí năm 1957 Liên hiệp quốc còn định đưa trở thành một thành viên chính thức của Liên hiệp quốc, nhưng mà sau đó có một phiếu phủ quyết của Liên Sô. Nếu không thì [đã được gia nhập Liên hiệp quốc rồi]. Thật ra Việt Nam Cộng hòa vẫn là một quốc gia bình thường. Và rõ ràng là anh không thể tuyên bố hay cho nhận cái gì của cái không phải là của mình, không do mình quản lý. Đó là điều thứ nhất.

Điều thứ hai là công hàm này cũng chỉ nói chung chung là công nhận hải phận 12 hải lý. Cho nên sự diễn giải đấy có lẽ nếu đưa ra tòa án quốc tế thì người ta phải xem trong bối cảnh nào, có đúng là ý chí tự nguyện không, và xem xét như thế thì sẽ thấy rằng có nhiều vấn đề mà như tôi đã trình bày với anh – trong bối cảnh như thế và với những tuyên bố như thế và với hiệp định Geneve chia như thế, thì có khả năng là tuyên bố này chẳng có giá trị pháp lý gì nhiều cả.

VOA: Thưa ông, trong vài ngày qua chúng tôi đọc được trên internet lời kêu gọi của một số người Trung Quốc đòi thực hiện những cuộc biểu tình ở các thành phố lớn ở Trung Quốc, như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu... vào ngày chủ nhật tới đây để phản đối điều mà họ cho là Việt Nam xâm phạm chủ quyền biển đảo của họ ở Biển Đông. Những người này cũng nói tới chuyện gọi là "lấy lại" đảo Bạch Long Vĩ, nơi mà năm ngoái Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã đến thăm và đưa ra một tuyên bố cứng rắn để bày tỏ quyết tâm bảo vệ lãnh thổ. Ông nghĩ sao về diễn tiến này?

Hoàng Việt: Trước nhất, tôi không hiểu vì sao những người đó họ nói như vậy. Bời vì như vậy thì có hai khả năng xảy ra: thứ nhất là họ không hiểu gì vấn đề liên quan tới luật pháp quốc tế cả, và thứ hai là họ có thể bẻ cong nó đi. Bởi vì đảo Bạch Long Vĩ cho đến bây giờ chưa bao giờ có tranh cãi pháp lý chính thức về chủ quyền đảo Bạch Long Vĩ cả. Bạch Long Vĩ là hoàn toàn của Việt Nam. Năm 1957 lúc đó Trung Quốc chiếm nhưng rồi trao lại cho chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Và mới đây nhất là năm 2000 Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ. Hiệp định này trong luật pháp quốc tế được coi là hình thức pháp lý cao nhất, ràng buộc cả hai bên. Và trong hiệp định này qui định rõ có 21 điểm nối ở đường phân định biên giới trên Vịnh Bắc Bộ. Hiệp định đó còn kèm theo hai hải đồ. Hải đồ thứ nhất nói tới đường kéo dài phân chia vịnh bắt đầu từ cửa sông Bắc Luân. Và bản đồ thứ hai vẽ đường phân chia Vịnh Bắc Bộ gồm có 21 điểm, trong đó điểm thứ nhất kéo dài từ cửa sông Bắc Luân và kết thúc ở cửa Vịnh, xuống ngang tới đảo Cồn Cỏ. Và trong đường vẽ đó, đảo Bạch Long Vĩ hoàn toàn nằm ở phía Việt Nam. Và với một cái hiệp định đã được đại diện của hai quốc gia, hai nhà nước cùng ký kết thì tính chất pháp lý của nó là tuyệt đối rồi. Tức là không có gì để tranh cãi nữa.

Chưa bao giờ có tranh cãi pháp lý nào về chủ quyền trên đảo Bạch Long Vĩ cả, và Bạch Long Vĩ hoàn toàn là của Việt Nam rồi. Cho nên người mà họ nói ở đây tôi không hiểu là họ nói với duyên cớ gì, nhưng khẳng định với anh một điều là không có chuyện tranh chấp trên đảo Bạch Long Vĩ.

VOA: Chúng tôi xin thay mặt ban Việt ngữ, các thính giả và độc giả cám ơn giáo sư đã có nhã ý dành thời giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này.

Công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai năm 1958