Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Đọc báo giúp bạn: "Mỏ kim cương lớn nhất thế giới"

Nguồn : Báo Pháp Luật thành phố

Cận cảnh mỏ kim cương lớn nhất thế giới
Mirny - mỏ kim cương lớn nhất thế giới tọa lạc ở Mirna, phía đông vùng Siberia thuộc Nga. Mỏ này sâu 525 mét và có đường kính 1.200 mét.

Vị trí mỏ Mirny ở phía đông vùng Siberia thuộc Nga. Ảnh: The Tech Journal
 
Mỏ Mirny to lớn tới mức vùng không phận phía trên nó là "khu vực cấm" đối với trực thăng vì một số vụ tai nạn đã xảy ra khi trực thăng bị các luồng không khí đi xuống hút vào.

Xe tải BELAZ - một trong những phương tiện khổng lồ trên thế giới. Ảnh: The Tech Journal
 
Để giúp bạn dễ tưởng tượng quy mô của mỏ Mirny, hãy xem sự minh họa dưới đây: Chiếc xe tải BELAZ khổng lồ, trọng tải 200 - 220 tấn, thuộc loại "khủng" nhất thế giới (ảnh trên) trông giống như một điểm nhỏ khi xuất hiện trên miệng mỏ kim cương (ảnh dưới).

Xe tải BELAZ trông giống như một điểm nhỏ (hướng mũi tên màu đỏ) khi xuất hiện trên miệng mỏ kim cương. Ảnh: The Tech Journal
 
Thị trấn Mirna - nơi tọa lạc mỏ Mirny - được giới hạn nghiêm ngặt đối với người bên ngoài không có giấy phép đặc biệt. Nhà chức trách địa phương cũng nhìn mọi người ngoại quốc với vẻ hoài nghi.

Mỏ Mirny được các nhà địa chất Liên Xô Yuri Khabardin, Ekaterina Elagina và Viktor Avdeenko phát hiện vào ngày 13/6/1955 trong cuộc thám hiểm Amakinsky quy mô ở Yakut ASSR. Họ đã tìm thấy các dấu vết của đá núi lửa kimberlite, vốn thường gắn với kim cương. Phát hiện này là thành công đầu tiên trong việc tìm kiếm kimberlite ở Nga, sau hàng loạt cuộc thám hiểm thất bại trong những năm 1940 và 1950. Nhờ thành công này, vào năm 1957, ông Khabardin đã được trao giải thưởng Lenin - một trong những giải thưởng cao quý nhất của Liên Xô.

Việc khai thác mỏ Mirna bắt đầu năm 1957 trong điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Bảy tháng mùa đông mỗi năm khiến mặt đất trở thành tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu và rất cứng rắn. Tuy nhiên, đến mùa hè, mặt đất lại biến thành bùn nhão. Người ta đã phải nâng đỡ các tòa nhà trên hệ thống cột trụ để chúng không bị lún chìm vào mùa hè, và nhà máy xử lý kim cương chính được xây dựng trên nền đất tốt hơn ở cách mỏ 20km.

Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp tới mức lốp xe hơi và thép sẽ bị vỡ và dầu sẽ đóng băng. Các công nhân sử dụng động cơ phản lực để phá băng và khoan sâu vào lớp băng vĩnh cửu hoặc cho nổ tung nó bằng thuốc nổ để tiếp cận với đá kimberlite nằm ở phía dưới. Mỏ toàn bộ đã được bảo hiểm vào ban đêm để ngăn chặn các máy móc thiết bị đóng băng. Toàn bộ mỏ phải được che phủ vào ban đêm để ngăn chặn việc máy móc bị đóng băng.

Trong những năm 1960, mỏ Mirny đã sản xuất được 10 triệu carat kim cương (2.000kg) mỗi năm, trong đó có tới 20% số đá quý đạt chất lượng hảo hạng. Đây là mỏ kim cương đầu tiên cũng như lớn nhất ở Liên Xô. Hoạt động bề mặt của mỏ kéo dài 44 năm và cuối cùng chấm dứt vào tháng 6/2001.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô, vào những năm 1990, mỏ Mirny nằm dưới sự quản lý của công ty kim cương Sakha và mang lại lợi nhuận hàng năm lên tới hơn 600 triệu USD từ việc bán kim cương thành phẩm. Hiện tại, Alrosa - công ty khai thác kim cương lớn nhất Nga, đang quản lý mỏ và thuê 3.600 công nhân khai thác.

Theo Thanh Bình Tổng hợp (VNN)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã ghé thăm Già!
:)