Máy tính là một công cụ không thể thiếu đối với cuộc sống hiện đại. Nhưng nếu dùng máy tính không đúng cách có thể gây ra một số bệnh về xương khớp.
Hội chứng vai gáy
Đây là hội chứng đau vai gáy theo nhiều cấp độ khác nhau do công việc liên quan đến máy tính gây ra. Thường thì tay chỉ hoạt động tốt nhất trong phạm vi thấp hơn khuỷu tay, nếu như hoạt động quá tầm với này thì khối cơ vai phải hoạt động liên tục, gồng lên. Hậu quả dẫn đến đau vai.
Nếu làm việc với máy tính liên tục trong thời gian khoảng 3-4 giờ đồng hồ, trong một tư thế cố định thì sẽ làm cho phần gáy bị căng cơ và đau. Theo bác sĩ Yên Lâm Phúc (Học viện Quân y, Hà Nội) thì biểu hiện của bệnh là đau cứng cổ gáy. Mức độ nhẹ thì chỉ đau khi xoay cổ, nếu giữ cổ ở tư thế cũ thì không đau. Mức độ trung bình đau cổ ngay cả khi không xoay. Lúc này bắt đầu có sự ảnh hưởng bởi các cơ quan lân cận. Chỉ cần vươn tay quá cao cũng có thể gây đau cổ gáy. Mức độ nặng thì người bệnh đau buốt, nhức cổ gáy. Đau đến mức chỉ đi nhẹ cũng đau, há miệng cũng đau. Có khi người bệnh còn không thể nằm được.
Phòng bệnh này trước hết phải có một bàn máy tính chuẩn. Bàn máy tính có ngăn kéo để bàn phím, thấp hơn so với khuỷu tay, giúp cho tay làm việc không bị với và tránh được đau vai. Không nên làm việc liên tục trong cùng một tư thế. “Thời gian chỉ nên là 1 giờ đồng hồ”, bác sĩ Phúc khuyên. Cũng không nên cắm cúi liên tục mà cần thay đổi tư thế. Ví dụ như thay đổi góc nhìn, tham gia góp ý với đồng nghiệp về công việc. Không nên gõ trên bàn phím máy tính xách tay quá lâu vì loại máy tính này hay gây ra hội chứng vai gáy nhất.
Hội chứng ống cổ tay (Cái này tui có bị nà!)
Đây là hội chứng thường gặp thứ hai về bệnh xương khớp liên quan đến máy tính. Đó là tình trạng cứng ống cổ tay khi làm việc kéo dài với máy tính. Cổ tay rất linh hoạt, có thể gập 90 độ và ngửa 30 độ, có khả năng xoay và nghiêng. Vì đặc điểm như vậy mà cổ tay đòi hỏi được vận động liên tục. Nếu không thực hiện điều này thì cổ tay sẽ bị cứng và đau.
Theo bác sĩ Phúc, hội chứng ống cổ tay có đặc điểm là ống cổ tay bị viêm đau. Cổ tay cả hai bên đều kém linh hoạt, cứng đờ. Mỗi khi vận động thì cổ tay đau trở lại và giảm rõ rệt biên độ vận động. Nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay là do chúng ta gõ bàn phím quá lâu, liên tục trong nhiều giờ mà không nghỉ ngơi. Hậu quả làm cho dịch tiết ở bao hoạt dịch cổ tay giảm và trở nên viêm đau.
Nếu bạn là người mới làm việc với máy tính thì tốt nhất không nên ngồi liên tục quá 2 giờ. Nên gõ máy tính bằng cả mười ngón tay, giúp cho cổ tay không bị co cứng. Chẳng may nếu đã mắc phải hội chứng này, cách đơn giản là chúng ta nghỉ gõ máy tính vài ngày. Xoay vận động cổ tay nhẹ nhàng và nên chườm ấm khi ngủ.
Hội chứng teo cơ bàn tay
Biến chứng hệ vận động liên quan đến sử dụng máy tính là teo cơ bàn tay, nhất là cơ ở hai mô của ngón út và ngón cái. Lẽ ra hai mô này khối cơ phải phát triển nhất và chúng đầy đặn nhất trong lòng bàn tay. Nhưng do “tác dụng phụ” của máy tính, cơ bàn tay bị teo dần.
Theo bác sĩ Phúc, khi tay thường xuyên tỳ đè xuống bàn hay vào chuột máy tính (chuột quá to hoặc quá nhỏ) sẽ làm cơ mô cái bị tỳ đè. Nhất là khi chúng ta lại để chuột quá xa và tay thường xuyên bị nghiêng đi, càng tỳ mạnh vào chuột máy tính khi di chuyển. Hậu quả là sau một thời gian, cơ hai ô mô giảm sự phát triển và tay có cảm giác đau ở hai ô mô này khi bị ấn mạnh.
Để phòng bệnh, ta nên để chuột ở đúng vị trí ngăn bàn phím. Nếu để chuột quá cao cơ bàn tay sẽ bị tỳ đè nhiều. Lựa chọn chuột vừa với lòng bàn tay và không ấn mạnh tay khi sử dụng chuột. Nên hạn chế dùng chuột nếu như các nút chức năng trên bàn phím cũng có.
Liên Châu
Em thấy từ hồi giữ ku Ken ít ngồi máy tình coi bộ mấy ngón tay của em đở tê hơn trước thì phải. :)
Trả lờiXóaDĩ nhiên, một thứ bệnh nghề nghiệp(hoặc... vì nghiện) đó!
Trả lờiXóa:-))
:),,,,
Trả lờiXóaBịnh tui nà ...! hic
Trả lờiXóaBậu biết vậy rồi thì giữ gìn 2 cái tay nhe : " hai con mắt là ngọc, hai bàn tay là vàng" ( để còn lao động kím cơm ăn, ai cũng phải vậy thôi:))
Trả lờiXóaĐọc xong bài này thấy ...bệnh nặng hơn .
Trả lờiXóa@All : :-((((
Trả lờiXóa