Hôm nay ế, lục cái mail của nhỏ blogger TT gửi qua, một mẫu chuyện vui giúp các bạn có cái nhìn gần hơn về nước Mỹ...
Tôi Đi BMW
Tác giả: Kông Li
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Đã về hưu, hiện làm thông dịch viên part time cho bệnh viện và toà án ở Boston và New Hampshire. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên: Thành Phố Của Tôi, tháng 11-09. Sau đây là bài mới nhất của ông.
***
Một buổi chiều mùa Xuân, nắng đẹp ở thành phố của tôi, miền Đông Bắc Hoa Kỳ, thiên hạ qua lại dập dìu, đông đúc như đàn kiến vừa thoát ra khỏi tổ, sau một mùa Đông khắc nghiệt dài đăng đẳng. Đang lơn tơn đi ngắm cảnh, ngắm hoa muôn màu, muôn sắc và hoa biết nói muôn vẽ, nghe tiếng gọi, tôi quay lại thì gặp thằng bạn cũ, cùng chung KBC và sau 75, lại tình nguyện cùng ỏ tù chung một HT (đọc là Hòm Thư hay là “ Hỏng To!”, nếu dại mà vào đây)
Tay bắt mặt mừng sau hơn 35 năm gặp lại. Tôi và hắn có nhiều kỷ niệm trong quân ngũ và nhất là sau ngày 30-4, cùng ăn, ngủ chung, còng lưng đốn tre, đẵn gỗ trên ngàn, và hăng say cải tạo tốt để về với gia đình sau 10 ngày…lèo của Chú Cuội.
Hai đứa nhắc lại những ngày xưa thân ái trong quân ngũ và nhất là những năm tháng nhục nhã, cùng những chuyện cười bể bụng trong trại tù. Hắn cho biết là đến thành phố này dự cuôc họp chuyên môn của công ty và hỏi tôi đi đâu. Vừa thiệt vừa giỡn, tôi nói là đang đi làm, đi chơi và tiện thể tập thể dục, để sống lâu, sống dai, nhìn thế sự thăng trầm, thiên hạ bon chen!
Hắn hơi sẵng giọng: “Mày không bỏ cái tật cà rởn được hả? Tao chưa bao giờ thấy ai vừa làm ba thứ đó một lúc cả.
Tôi cười và tiếp “tao đã về hưu 3,4 năm rồi, sau khi bị bọn học trò đen mất dạy hành hạ, sỉ vả trong 10 năm trời. Một mình ở nhà riết, buồn như trấu cắn (mà tôi chẳng biết trấu là cái mô tê gì), nhất là “mùa Đông Boston sao mà buồn thế? “, nên tao nhận làm việc bán thời gian ở các bệnh viện và tòa án, vài tiếng một ngày, sau đó thì đi lang thang đến chiều tối mới về nhà.
- Vậy thì mày đi bằng xe gì? Thằng bạn hỏi tôi.
- “À, tư hồi qua đến giờ, tao chỉ đi bằng BMW thôi.” Tôi chọc nó
- “ Mày không phải dân Irak hay Afghanistan mà sao nổ dữ vậy”. Hắn hơi bực.
-Thật mà, không phải mình tao đâu. Có đến hơn 60% dân thành phố này đi BMW đấy, kể cả ông Thị Trưởng nữa..
Thằng bạn nhìn ra đường phố, ngó qua lại, có vẻ tức lắm.
-Tao thấy lèo tèo vài chiếc BMW qua lại, cái tật ba xạo chừng nào mày mới chừa được hả?
Thằng bạn tôi có cái tật dễ thương là dễ nổi nóng với những lời nói chơi, hay chuyện thổi phòng hơi quá đáng, Tôi biết tánh hắn, nên hay đùa dai và cảm thấy vui vui nhìn hắn nhăn nhó, bắt tức cười.
Thấy chọc hắn như thế đã đủ, tôi thong thả nói: “À, ở đây dân chúng gọi các phương tiện công cộng là BMW cho tiện lợi. Đó là Bus/ Bike + Metro (tiếng địa phương gọi là Subway) + Walking.
Để vuốt giận , tôi huyên thuyên thuyết trình.
-Mày biết không, đây là xứ sở của xe hơi, mà thành phố cổ kính này tuy có các trường Đại Học, Bệnh Viện và Viện nghiên cứu y khoa nổi tiếng thế giới, được mệnh danh là cái nôi của nước Mỹ (The Hub), có cuộc đua đường trường Marathon hàng năm, chạy lần đầu tiên cách nay 115 năm, mà lại quá nhỏ (có bài báo viết phi trường quốc tế mới của Colorado rộng đến nổi có thể để gọn thành phố Boston trong đó) lại đông dân, đường trong thành phố toàn đồi, dốc, thường một chiều, xe lại đậu ngoài đường, vì hiếm sân đậu xe. Cách tốt nhất để tránh kẹt xe, đi làm, đi học... đúng giờ là chui xuống đất mà đi.
Đó là tầm nhìn của chính quyền thành phố cách đây 114 năm, (lúc đó Sàigòn chưa có xích lô, xe đạp, xe ngựa…).
Trước năm 1896, xe điện gồm 1 toa xe thùng bằng gỗ, chạy trên đường rầy, mạnh 2 mã lực (vì được kéo bởi 2 con ngựa).
Đường xe điện ngầm xưa nhất nước được khánh thành vào 2 tháng 9 năm 1897 tại trạm Park Street, ở trung tâm thành phố, giá vé lúc đó là 2 xu (tương đương với giá một tờø báo 12 trang thời ấy).
Hệ thống xe điện này tuy nhỏ và không rắc rối so với các thành phố lớn như New York, San Francisco, Washington D.C. hay ở Âu Châu, nhưng rất thuận lợi cho tất cả mọi người: dân lao động, học sinh, nhân viên các công sở, cảnh sát, phi hành đoàn… đến nơi làm việc của mình.
Có 5 tuyến đường phân biệt bằng các màu, và tất cả đều chạy ngang thành phố trung tâm.
- Xe màu đỏ chạy từ khu lao động ngoại ô đến các Đại Học Harvard và MIT.
- Xe xanh lá cây đi ngang qua các Đại Học Y, Nha và Dược. Bác sĩ, bệnh nhân dùng xe xanh biển đến các bệnh viện, trung tâm y khoa chuyên môn. Du khách, trẻ con đi xe màu cam thăm các nơi vui chơi, giải trí, bảo tàng và khu chợ trời bán rau cải, trái cây bốn mùa. Dân chúng sử dụng phương tiện di chuyển rẻ tiền này để đi làm, đi học, nên giờ đến và đi của xe khá chính xác, như một chiếc đồng hồ.
Có điều hơi lạ, là thời gian đầu, khách phải trả thêm 1 xu nữa khi xuống xe. Lúc đó là mùa tranh cử hội đồng thành phố, một ứng cử viên lợi dụïng chuyện này, phản đối bằng cách dựng lên một 1 bài hát về một người tên Charlie, vì không có tiền khi ra cổng, phải ngồi trên xe suốt ngày. Báo hại bà vợ hắn, phải mang cơm hộp, (hồi đó chưa có Mc Donald và KFC!) chờ khi xe chạy ngang, đưa cho chồng ăn đỡ đói. Vì quê hay sao không biết, mà chính quyền phải bỏ phụ thu trên. Chuyện không có thật, nhung thẻ đi xe điện ngầm hiện nay, lại dựa vào chuyện đùa đó mà gọi là thẻ Charlie.
Khách có thể mua vé một lượt, hai chiều, xài trong một ngày, một tuần hay hàng tháng, thì gíá rẻ hơn nhiều.. Riêng người tàn tật, từ ngữ tiến bộ gọi là khiếm khuyết, và người không còn trẻ, như “viết giả” này, thì vé tháng chỉ có 20 đô, tha hồ mà đi, mệt thì ngồi nghỉ.
Để có giá bình dân này, thành phố phải tài trợ mỗi vé là một đô/khách. Lâu ngày chầy tháng, chịu không thấu vì ngân sách thâm thủng, thành phố phải mở cuôc “họp dân phố”, xin ý kiến , tăng vài mươi xu mỗi vé. Mười lần như một, thế là đám dân đen (nghĩa đen luôn), phần đông ăn tiền bệnh, ở housing, lãnh tem phiếu, khám bệnh, thuốc men…. miễn phí, lại tập họp đông đảo (kiếm đỏ mắt không thấy dân tóc đen) , cầm băng đơ rôn, biểu ngữ, la lối, phản đối chính quyền, yêu cầu cách chức “các đầy tớ nhân dân”, trong khi đó, các cảnh sát, không dùi cui, không roi điện, mặt tỉnh bơ, đứùng nhìn và để ngoài tai những lời mất văn hoá ồn ào.
Có dịp chứng kiến một vài vụ, tôi bỗng có ý nghĩ hơi…. ác. Nếu tôi là ông thần đèn ve chai, tôi sẽ đưa đám lộn xộn này về tạm trú, không hộ khẩu, ở quê tôi để họ có nhiều dịp biểu tình khi đồng tiền mất giá không phanh, gíá thực phẩm tăng hàng ngày, tiền điện được điều chỉnh ba, bốn lần trong năm, hoá đơn nước chạy theo gíá xăng dầu, hai ba lần/ tháng, vì nhà nước nợ như chúa chổm, giá dịch vụ, giao thông, y tế, liên tục được xét lại, theo chiều hướng tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc, mà các người chủ chẳng được hỏi ý kiến mô tê gì cả!
Vì phần đông dân chúng thành phố và ngoại ô phụ thuộc vào phương tiện công cộng này, nên một sự trì trệ xảy ra như thiên tai, khủng bố…. sẽ là một tai họa cho thành phố nhỏ bé, cổ xưa, và danh tiếng này.
Từ ngày định cư ở đây gần hai thập niên trước , tôi chỉ xài BMW để đi làm, đi chơi, thăm bạn bè… nên tôi trở thành người bạn thân thiết của BMW.
Những ngày cuối tuần, xe thường vắng, chỉ vài ba người trong toa, nhưng xe vẫn chạy đều đặn từ sáng sớm đến khuya. Nhìn những đoàn tàu phủ đầy tuyết trắng trong đêm đông lạnh giá, lầm lũi, xập xình đưa khách: những công nhân mệt mõi, những sinh viên, những đứa con lãng tử, người cha, người mẹ, những người lính chiến từ chiến trường xa, về mái ấm gia đình, ta mới thấy sự cần thiết và quan trọng của những con tàu này, và tôi thấy thân thiết, gắn bó với các đoàn tàu vô tri đó.
Ngồi nghe một hồi, coi bộ thấm ý, thằng bạn tôi có vẻ hơi vui, không còn cằn nhằn nữa, tôi vỗ vai hắn và nói:
-Mầy hên lắm mới gặp lại tao. Được đãi cà phê, donut trả bằng coupon và “buy one get one free”, bi giờ tao sẽ dẫn mày đi thăm cái nôi của nước Mỹ bằng xe BMW độc đáo của thành phố nổi tiếng này. Trước hết là đi thăm khuôn viên Đại Học Harvard để có dịp chiêm ngưỡng tượng ông Harvard và sờ vào chiếc giày của bức tượng với hy vọng là con cháu mày sẽ tốt nghiệp ở đây và làm lớn như các Tổng Thống Kennedy, Bush và Obama.
Thằng bạn tôi lắc đầu: Cái tật mày không thể nào bỏ được !”
Tay bắt mặt mừng sau hơn 35 năm gặp lại. Tôi và hắn có nhiều kỷ niệm trong quân ngũ và nhất là sau ngày 30-4, cùng ăn, ngủ chung, còng lưng đốn tre, đẵn gỗ trên ngàn, và hăng say cải tạo tốt để về với gia đình sau 10 ngày…lèo của Chú Cuội.
Hai đứa nhắc lại những ngày xưa thân ái trong quân ngũ và nhất là những năm tháng nhục nhã, cùng những chuyện cười bể bụng trong trại tù. Hắn cho biết là đến thành phố này dự cuôc họp chuyên môn của công ty và hỏi tôi đi đâu. Vừa thiệt vừa giỡn, tôi nói là đang đi làm, đi chơi và tiện thể tập thể dục, để sống lâu, sống dai, nhìn thế sự thăng trầm, thiên hạ bon chen!
Hắn hơi sẵng giọng: “Mày không bỏ cái tật cà rởn được hả? Tao chưa bao giờ thấy ai vừa làm ba thứ đó một lúc cả.
Tôi cười và tiếp “tao đã về hưu 3,4 năm rồi, sau khi bị bọn học trò đen mất dạy hành hạ, sỉ vả trong 10 năm trời. Một mình ở nhà riết, buồn như trấu cắn (mà tôi chẳng biết trấu là cái mô tê gì), nhất là “mùa Đông Boston sao mà buồn thế? “, nên tao nhận làm việc bán thời gian ở các bệnh viện và tòa án, vài tiếng một ngày, sau đó thì đi lang thang đến chiều tối mới về nhà.
- Vậy thì mày đi bằng xe gì? Thằng bạn hỏi tôi.
- “À, tư hồi qua đến giờ, tao chỉ đi bằng BMW thôi.” Tôi chọc nó
- “ Mày không phải dân Irak hay Afghanistan mà sao nổ dữ vậy”. Hắn hơi bực.
-Thật mà, không phải mình tao đâu. Có đến hơn 60% dân thành phố này đi BMW đấy, kể cả ông Thị Trưởng nữa..
Thằng bạn nhìn ra đường phố, ngó qua lại, có vẻ tức lắm.
-Tao thấy lèo tèo vài chiếc BMW qua lại, cái tật ba xạo chừng nào mày mới chừa được hả?
Thằng bạn tôi có cái tật dễ thương là dễ nổi nóng với những lời nói chơi, hay chuyện thổi phòng hơi quá đáng, Tôi biết tánh hắn, nên hay đùa dai và cảm thấy vui vui nhìn hắn nhăn nhó, bắt tức cười.
Thấy chọc hắn như thế đã đủ, tôi thong thả nói: “À, ở đây dân chúng gọi các phương tiện công cộng là BMW cho tiện lợi. Đó là Bus/ Bike + Metro (tiếng địa phương gọi là Subway) + Walking.
Để vuốt giận , tôi huyên thuyên thuyết trình.
-Mày biết không, đây là xứ sở của xe hơi, mà thành phố cổ kính này tuy có các trường Đại Học, Bệnh Viện và Viện nghiên cứu y khoa nổi tiếng thế giới, được mệnh danh là cái nôi của nước Mỹ (The Hub), có cuộc đua đường trường Marathon hàng năm, chạy lần đầu tiên cách nay 115 năm, mà lại quá nhỏ (có bài báo viết phi trường quốc tế mới của Colorado rộng đến nổi có thể để gọn thành phố Boston trong đó) lại đông dân, đường trong thành phố toàn đồi, dốc, thường một chiều, xe lại đậu ngoài đường, vì hiếm sân đậu xe. Cách tốt nhất để tránh kẹt xe, đi làm, đi học... đúng giờ là chui xuống đất mà đi.
Đó là tầm nhìn của chính quyền thành phố cách đây 114 năm, (lúc đó Sàigòn chưa có xích lô, xe đạp, xe ngựa…).
Trước năm 1896, xe điện gồm 1 toa xe thùng bằng gỗ, chạy trên đường rầy, mạnh 2 mã lực (vì được kéo bởi 2 con ngựa).
Đường xe điện ngầm xưa nhất nước được khánh thành vào 2 tháng 9 năm 1897 tại trạm Park Street, ở trung tâm thành phố, giá vé lúc đó là 2 xu (tương đương với giá một tờø báo 12 trang thời ấy).
Hệ thống xe điện này tuy nhỏ và không rắc rối so với các thành phố lớn như New York, San Francisco, Washington D.C. hay ở Âu Châu, nhưng rất thuận lợi cho tất cả mọi người: dân lao động, học sinh, nhân viên các công sở, cảnh sát, phi hành đoàn… đến nơi làm việc của mình.
Có 5 tuyến đường phân biệt bằng các màu, và tất cả đều chạy ngang thành phố trung tâm.
- Xe màu đỏ chạy từ khu lao động ngoại ô đến các Đại Học Harvard và MIT.
- Xe xanh lá cây đi ngang qua các Đại Học Y, Nha và Dược. Bác sĩ, bệnh nhân dùng xe xanh biển đến các bệnh viện, trung tâm y khoa chuyên môn. Du khách, trẻ con đi xe màu cam thăm các nơi vui chơi, giải trí, bảo tàng và khu chợ trời bán rau cải, trái cây bốn mùa. Dân chúng sử dụng phương tiện di chuyển rẻ tiền này để đi làm, đi học, nên giờ đến và đi của xe khá chính xác, như một chiếc đồng hồ.
Có điều hơi lạ, là thời gian đầu, khách phải trả thêm 1 xu nữa khi xuống xe. Lúc đó là mùa tranh cử hội đồng thành phố, một ứng cử viên lợi dụïng chuyện này, phản đối bằng cách dựng lên một 1 bài hát về một người tên Charlie, vì không có tiền khi ra cổng, phải ngồi trên xe suốt ngày. Báo hại bà vợ hắn, phải mang cơm hộp, (hồi đó chưa có Mc Donald và KFC!) chờ khi xe chạy ngang, đưa cho chồng ăn đỡ đói. Vì quê hay sao không biết, mà chính quyền phải bỏ phụ thu trên. Chuyện không có thật, nhung thẻ đi xe điện ngầm hiện nay, lại dựa vào chuyện đùa đó mà gọi là thẻ Charlie.
Khách có thể mua vé một lượt, hai chiều, xài trong một ngày, một tuần hay hàng tháng, thì gíá rẻ hơn nhiều.. Riêng người tàn tật, từ ngữ tiến bộ gọi là khiếm khuyết, và người không còn trẻ, như “viết giả” này, thì vé tháng chỉ có 20 đô, tha hồ mà đi, mệt thì ngồi nghỉ.
Để có giá bình dân này, thành phố phải tài trợ mỗi vé là một đô/khách. Lâu ngày chầy tháng, chịu không thấu vì ngân sách thâm thủng, thành phố phải mở cuôc “họp dân phố”, xin ý kiến , tăng vài mươi xu mỗi vé. Mười lần như một, thế là đám dân đen (nghĩa đen luôn), phần đông ăn tiền bệnh, ở housing, lãnh tem phiếu, khám bệnh, thuốc men…. miễn phí, lại tập họp đông đảo (kiếm đỏ mắt không thấy dân tóc đen) , cầm băng đơ rôn, biểu ngữ, la lối, phản đối chính quyền, yêu cầu cách chức “các đầy tớ nhân dân”, trong khi đó, các cảnh sát, không dùi cui, không roi điện, mặt tỉnh bơ, đứùng nhìn và để ngoài tai những lời mất văn hoá ồn ào.
Có dịp chứng kiến một vài vụ, tôi bỗng có ý nghĩ hơi…. ác. Nếu tôi là ông thần đèn ve chai, tôi sẽ đưa đám lộn xộn này về tạm trú, không hộ khẩu, ở quê tôi để họ có nhiều dịp biểu tình khi đồng tiền mất giá không phanh, gíá thực phẩm tăng hàng ngày, tiền điện được điều chỉnh ba, bốn lần trong năm, hoá đơn nước chạy theo gíá xăng dầu, hai ba lần/ tháng, vì nhà nước nợ như chúa chổm, giá dịch vụ, giao thông, y tế, liên tục được xét lại, theo chiều hướng tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc, mà các người chủ chẳng được hỏi ý kiến mô tê gì cả!
Vì phần đông dân chúng thành phố và ngoại ô phụ thuộc vào phương tiện công cộng này, nên một sự trì trệ xảy ra như thiên tai, khủng bố…. sẽ là một tai họa cho thành phố nhỏ bé, cổ xưa, và danh tiếng này.
Từ ngày định cư ở đây gần hai thập niên trước , tôi chỉ xài BMW để đi làm, đi chơi, thăm bạn bè… nên tôi trở thành người bạn thân thiết của BMW.
Những ngày cuối tuần, xe thường vắng, chỉ vài ba người trong toa, nhưng xe vẫn chạy đều đặn từ sáng sớm đến khuya. Nhìn những đoàn tàu phủ đầy tuyết trắng trong đêm đông lạnh giá, lầm lũi, xập xình đưa khách: những công nhân mệt mõi, những sinh viên, những đứa con lãng tử, người cha, người mẹ, những người lính chiến từ chiến trường xa, về mái ấm gia đình, ta mới thấy sự cần thiết và quan trọng của những con tàu này, và tôi thấy thân thiết, gắn bó với các đoàn tàu vô tri đó.
Ngồi nghe một hồi, coi bộ thấm ý, thằng bạn tôi có vẻ hơi vui, không còn cằn nhằn nữa, tôi vỗ vai hắn và nói:
-Mầy hên lắm mới gặp lại tao. Được đãi cà phê, donut trả bằng coupon và “buy one get one free”, bi giờ tao sẽ dẫn mày đi thăm cái nôi của nước Mỹ bằng xe BMW độc đáo của thành phố nổi tiếng này. Trước hết là đi thăm khuôn viên Đại Học Harvard để có dịp chiêm ngưỡng tượng ông Harvard và sờ vào chiếc giày của bức tượng với hy vọng là con cháu mày sẽ tốt nghiệp ở đây và làm lớn như các Tổng Thống Kennedy, Bush và Obama.
Thằng bạn tôi lắc đầu: Cái tật mày không thể nào bỏ được !”
Kông Ly
NgườiGiàOnline tui dzí nhiều bạn VN sang đây nào giờ ngỡ quá nghèo mới dùng phương tiện công cộng, ai dè mình là dân chơi Bi Em Đấp bơ dzu cơ đấy! Hehe
Ở xứ sở của làm việc tích cực và sống tích cực còn đòi gì hơn nữa.
Trả lờiXóaChào dân chơi Bi Em Đấp bơ dzu !!!!
Trả lờiXóaHe he. Xong rồi về nước chơi lại xưng rằng anh là PhD hén. Như tui đang tính làm đây nè. (Pizza Hamburger Deliverer.) Sao kì, dân ta luôn khoái nổ cho đã để rồi bị móc túi cho đã luôn, xứng với cái sự nổ.
Trả lờiXóaNó giống với cái sự nổ rằng ta đây yêu nước, đi giải phóng dân tộc, để rồi gia tài có mấy thằng con trai chết ráo trọi, được xưng gia đình có công rồi ngồi mài cái tờ giấy khen đó ra mà ăn trong khi nhan nhản những thằng 30/4 chả có công gì ráo mà được ở nhà rộng dăm ba héc ta, một mình đi dăm bẩy cái Corvette, lại có cả máy bay nữa.
Hì hì...
Trả lờiXóaChào dân"đi tứ xứ" ạ :-))
Trả lờiXóaChèn ui, bữa giờ hổng hay mình...soang dzữ :))
Trả lờiXóaMình có cái note có lẽ sẽ bị chửi. He he.
Trả lờiXóaÝ nói tui là dân "giang hồ" hả ? hừ
Trả lờiXóaI love BMW, Lexus...
Trả lờiXóaGiang hồ bị... dzô hàng, nằm chàng ràng ca cẩm, ôi cái lưng. Hừ hừ.
Trả lờiXóahahahah ..chọc quê tui , ghi sổ !!!
Trả lờiXóaHahaha...
Trả lờiXóaDân chuyên trị BMW khẩu chiến với dân "giang hồ"
Giờ chưa biết ai thắng ai vì bị... ghi sổ!
Dân giang hồ ghi sổ đợi ngày thanh toán dân BMW chị ơi :))
Trả lờiXóaGhia wé, Thithao ui, anh em miềng là dân BMW hem hà, sao đây nhỏ?
Trả lờiXóaTui thanh toán Già thôi ..nhỏ thithao hông dính líu dzụ này !
Trả lờiXóaPhu`````````, hú hồn hông. Tính níu kéo đứa"Akido" dzô đở phụ, ai dè...
Trả lờiXóaHừ !
Trả lờiXóaSui cưng à, giờ này còn hừ hè làm gì, vào nằm liền!
Trả lờiXóaSang nguoivankhoa xem coi
Trả lờiXóa