Nhếch nhác
Không phải ngẫu nhiên mà người dân xã Khánh Phú, H.Yên Khánh (Ninh Bình) đặt cho một đoạn đường của quốc lộ 10 chạy qua địa bàn cái tên “Phố của người Trung Quốc”, bởi mỗi khi phố lên đèn, hàng trăm thanh niên Trung Quốc từ các ngả đường đổ về con phố này. Một người dân địa phương cho biết: “Trước kia ở đây bình yên lắm, nhưng từ khi người Trung Quốc đến đây, phố xá ồn ào hẳn lên. Tối tối, nhiều thanh niên Trung Quốc cởi trần trùng trục uống rượu, cãi nhau, khạc nhổ, rồi trêu chọc gái qua đường”. Còn theo một công nhân Việt Nam đang làm việc tại công trường xây dựng Nhà máy đạm Ninh Bình thì ở đây cũng thường xảy ra xích mích qua lại giữa lao động Việt và lao động Trung Quốc hoặc giữa lao động Trung Quốc với nhau.
Những hàng quán dành cho người Trung Quốc đua nhau mọc lên - Ảnh: Cường Trung |
Tiếp xúc với PV Thanh Niên, anh Nguyễn Hoàng Tâm, ngụ tại xã Khánh Phú, cho biết: “Ngay sau khi khởi công Nhà máy đạm Ninh Bình, vùng quê này đã đổi thay hẳn. Các nhà hàng, quán cóc, tiệm gội đầu, mát-xa, nhà nghỉ, đua nhau mọc lên như nấm để phục vụ những lao động Trung Quốc. Mà những lao động Trung Quốc thì..., họ cứ kéo từng tốp mươi người, đánh độc một chiếc quần đùi, đi nghênh ngang trên đường, gặp con gái là thế nào cũng xông tới quờ quạng”. Anh Tâm kể thêm, cách đây mấy tháng, có một hộ dân xây nhà trọ cho công nhân Trung Quốc thuê, nhưng sau vài tuần đã phải cắt hợp đồng vì không chịu nổi sự nhếch nhác trong sinh hoạt của họ. Mỗi buổi chiều, sau giờ tan ca, họ về nhà trọ và tạo ra cảnh sinh hoạt rất chướng mắt, đi chơi về khuya, nói to ông ổng, khiến người dân mất ngủ. “Có hôm, trong lúc đang tắm rửa, mấy thanh niên đùa nghịch, rồi gào thét, đuổi nhau tồng ngồng chạy ra phố, rồi tụt luôn cái quần lót của người chạy trước, khiến cả phố náo loạn lên!”, anh Tâm kể.
Một người dân ở khu “phố Trung Quốc” bức xúc: “Cứ rượu xong là họ lại kéo từng toán vài chục người, nghênh ngang, xiêu vẹo trên đường, rồi dòm ngó vào nhà dân, trông rất khó chịu. Kinh khủng hơn, có lần họ còn tụt quần tiểu tiện ngay trước nhà tôi và nhiều nhà dân khác. Chúng tôi bức xúc, thậm chí xua đuổi, nhưng những lúc như thế, bọn họ dừng lại hằm hè, chửi lại, nên ai cũng ngại, không dám va chạm với họ”.
Những hàng quán dành cho người Trung Quốc đua nhau mọc lên - Ảnh: Cường Trung |
Trên 1.600 lao động không phép
Theo thống kê của Sở LĐ-TB-XH tỉnh Ninh Bình, hiện trên địa bàn tỉnh có 26 công ty, doanh nghiệp và nhà máy sử dụng lao động người nước ngoài, với tổng số 2.400 lao động (chiếm 15,2% số lao động đang làm việc tại 26 công ty, doanh nghiệp này). Trong số 2.400 người nước ngoài này chỉ có 717 người được cấp giấy phép lao động, còn lại chưa được cấp phép, trong đó Nhà máy đạm Ninh Bình có tới 1.448 lao động không được cấp phép.
"Lao động Trung Quốc đang làm việc tại Ninh Bình chủ yếu nhập cảnh qua đường du lịch" - ông Vũ Đức Dương, Phó phòng Việc làm, Sở LĐ-TB-XH tỉnh Ninh Bình |
Số lao động người nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn nhất là Trung Quốc, tập trung chủ yếu ở hai ngành xây dựng và xi măng. Tại công trường xây dựng Nhà máy đạm Ninh Bình có tới 1.988 người Trung Quốc đang làm việc. Trong đó, chỉ có 82 người giữ chức danh tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, 514 người làm kỹ thuật, còn lại là lao động phổ thông, họ đều làm những công việc bình thường như phụ hồ, kéo sắt, kéo cáp...
Ông Vũ Đức Dương - Phó phòng Việc làm, Sở LĐ-TB-XH tỉnh Ninh Bình - cho biết: Lao động Trung Quốc đang làm việc tại Ninh Bình chủ yếu nhập cảnh qua đường du lịch.
“Luật pháp vẫn chưa mở cửa đối với đối tượng lao động phổ thông nước ngoài nhưng dường như một dòng chảy lao động phổ thông lớn vẫn vào Việt Nam”, ông Dương nói. Cũng theo ông Dương: “Sở đã nhiều lần phối hợp với Ban quản lý các KCN đề nghị BQL nhà máy đạm yêu cầu các nhà thầu Trung Quốc cung cấp đầy đủ thông tin, chi tiết lao động được thuê nhưng hiện nay vẫn chưa được triển khai”. Theo ông Dương thì các chủ đầu tư thường nại rằng, nếu trục xuất lao động “chui” này thì tiến độ dự án chậm, hoặc dừng.
Công nhân Trung Quốc trở lại khu nhà tạm sau giờ tan ca |
Sau rất nhiều lần cố gắng, vượt qua rất nhiều thủ tục, chúng tôi vẫn không có được bất kỳ câu trả lời nào từ Công an tỉnh Ninh Bình về nguy cơ tiềm ẩn những diễn biến an ninh trật tự khó lường từ số lao động chui. Theo ông Màn Chí Nguyện, Trưởng phòng PX15, thì: “Thông tin nghiệp vụ không thể cung cấp được”.
Ông Vũ Đức Dương lo ngại những lao động phổ thông ở Ninh Bình đang bị lao động Trung Quốc lấy đi phần việc lẽ ra dành cho họ.
Ngọc Minh - Cường Trung
Myanmar: tấn công đập thủy điện xua đuổi công nhân Tàu Lạ về nước
Trả lờiXóahttp://www1.vietinfo.eu/tin-the-gioi/myanmar-t%E1%BA%A5n-cong-dap-thuy-dien-xua-duoi-cong-nhan-tau-la-ve-nuoc.html
Trời ? Phố TQ ở NB ?
Trả lờiXóaMai mốt có nguyên cái trường học cho con em người TQ nữa cho coi ...tin tui đi !!! Vì thế bực không thôi thì nhẹ quá !!! hic
Trả lờiXóaThấy người ta mà ...xấu hổ !
Trả lờiXóaChỉ dân đen mình biết xấu hỗ các bạn tôi ơi!
Trả lờiXóaHán hóa.
Trả lờiXóaSorry nhỏ, phải "Sai chánh tả"mới có thể tả:
Trả lờiXóa"BÀNH HÁNG ĐẠI TRƯỚNG TÀU HŨ THÚI"
Huhuhuhu
Các đấng lãnh đạo anh minh chỉ được cái mồm chém gió. Tai mắt từ làng trên xuống tận cái bếp của dân mà không biết chuyện này sao? Chỉ là lỡ ăn mẹ nó một đống đô la của Lạ nên phải ngậm bò hòn cho nó lấn chiếm Đất Nước.
Trả lờiXóaGiữ Nước bằng mồm, còn hành động thì ngược lại!
KuĐen à, em nói vậy có... quá đáng hông? Wynh nghĩ tụi nó ngậm hòn thời có chớ bồ hẳn là không Đen à :-))
Trả lờiXóaỪa hen, nghĩ cũng phải. Tụi nóa thì chắc cũng chỉ ngậm được hòn anh Hai thôi. :-))
Trả lờiXóa:-))
Trả lờiXóaHí hí...
Còn lâu tui mới cho ngậm nhá. Bọn này ở bẩn kinh lắm
Trả lờiXóaỜ quên, lẽ ra KuĐen phải nói là anh Ba cơ, chớ nói anh Hai mắc công anh Hai Hòn(nói theo giọng Khánh Hò) hĩu lầm chết, hehe!
Trả lờiXóaChít rầu, wên cái dzụ anh Hai Hòn. Hahaha
Trả lờiXóaMình phải nói anh hia...sự phụ Pắc Triều ná!
há há...
Trả lờiXóaCười cho bớt bực :-((
Đám cầm quyền VN coi thường dân chúng và đạo lý. Chả hiểu nó tồn tại cách nào.
Trả lờiXóa